Tin tức hàng không

Giá vé máy bay ngày càng đắt vì phí môi trường

Đức Huy (Theo Bloomberg) 01/05/2024 16:29

Trong thời gian tới, giá vé máy bay còn tăng mạnh do các chính sách quốc tế bảo vệ môi trường và giá SAF, chi phí carbon tăng.

Ngành hàng không toàn cầu từ lâu đã cảnh báo chi phí để giảm khí thải carbon sẽ lên tới 5.000 tỷ USD. Khoản tiền khổng lồ này sẽ được tính thẳng trực tiếp và giá vé của hành khách. Đến tháng 4 năm nay, đây không chỉ còn là dự báo.

Chính phủ Singapore mới đây công bố thuế giá vé máy bay sẽ được dùng để tài trợ cho việc mua sắm nhiên liệu hàng không bền vững (Sustainable Aviation Fuel - SAF). Trong khi đó, Malaysia ủy quyền cho các hãng vận tải tính phí thuế carbon cho người dân từ tháng 4/2024. Tại châu Âu, các hãng đã vượt quá 25% mức phát thải cho phép, số tiền để bù đắp cho chi phí môi trường này sẽ được cộng vào giá vé.

Ông Rico Luman, chuyên gia kinh tế vận tải (hiện là cố vấn kinh tế tại tập đoàn tài chính ING Groep, Amsterdam), cho biết: “Dù chính sách của mỗi quốc gia có khác nhau, mục tiêu chung là thúc đẩy ngành hàng không song song với bảo vệ môi trường. Các lãnh đạo giờ đây thay đổi nhận thức rằng nếu họ không nghiêm túc trong việc cắt giảm khí thải ngay, họ sẽ phải đối mặt với các khoản tiền phạt, hạn chế hoặc tệ nhất là bị cấm khai thác”.

Vị chuyên gia này cũng nhận định trong thời gian tới, giá vé máy bay sẽ càng đắt đỏ bởi việc sử dụng nhiên liệu SAF. Mức tăng dao động từ 2% đến 3%. Hiện, chi phí môi trường chiếm 8-10% trong giá vé.

29aa386963b0ccee95a1.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Simple Flying.

SAF là loại nhiên liệu phản lực phát thải ít hơn so với sản phẩm truyền thống. Từ năm 2007, các công ty Mỹ như GE Aviation, Gevo, World Energy… đã tích cực tham gia vào quá trình đánh giá và thẩm định SAF, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các công ty sản xuất, cơ quan quản lý và đơn vị vận hành để đảm bảo SAF được công nhận và đưa vào sử dụng rộng rãi.

SAF được tạo ra từ một loạt các nguồn nguyên liệu tái tạo. Quá trình sản xuất thường bắt đầu từ việc thu gom hoặc trồng các loại cây, thực vật hoặc các loại rác thải hữu cơ có khả năng tái tạo.

Tuy nhiên, nguyên liệu này đang thiếu hụt nghiêm trọng, giá thành của chúng đắt gấp đôi so với nhiên liệu Jet thông thường. Chính vì vậy, chi phí sử dụng SAF cũng sẽ được tính cho hành khách. “Chi phí để thay đổi bộ mặt của ngành hàng không trong những năm tới ngày càng tốn kém. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải kiên định với mục tiêu hướng tới giảm phát thải ròng”, Kiri Hannifin, Giám đốc bộ phận Phát triển bền vững của Air New Zealand, chia sẻ.

Hãng hàng không đến từ châu Đại Dương cũng dự định tổng số SAF đưa vào sử dụng sẽ chiếm 20% tổng số nhiên liệu vận hành tàu bay vào năm 2030. Đây là mục tiêu của Delta Airlines, Cathay Pacific và Qantas khi sử dụng SAF cho các chuyến bay đường dài.

Theo dự báo của các chuyên gia, SAF có thể cắt giảm lượng khí thải tới 80%. Cùng với động cơ đẩy Hydro, hàng không hoàn toàn có cơ sở để hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tổ chức nhiên liệu ReFuelEU đã đưa ra sáng kiến các hãng hàng không tại khối EU phải pha SAF vào nhiên liệu, sau đó tăng dần lên. Tại Malaysia, máy bay lựa chọn sử dụng SAF cũng được áp dụng thêm các chính sách ưu đãi, nếu không hãng sẽ phải trả thêm phí môi trường.

Các chuyên gia dự báo chi phí tăng thêm sẽ ở mức 30 euro/hành khách cho một chuyến bay từ London đến Rome vào năm 2026 với chi phí đền bù carbon hiện tại. Trong khi đó, năm 2024, hành khách đã bị tính thêm 8 euro.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giá vé máy bay ngày càng đắt vì phí môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO