CrowdStrike có thể còn mất mát nhiều hơn vì phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện.
Cổ phiếu CrowdStrike kết phiên 19/7 với mức giảm hơn 11%. Dẫu hồi phục sau mức giảm 15% đầu phiên, công ty này vẫn mất hơn 11 tỷ USD giá trị vốn hoá sau “thảm hoạ kỹ thuật số toàn cầu".
George Kurtz, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành CrowdStrike, mất 320 triệu USD vì sở hữu 5% cổ phần công ty.
Nhưng thiệt hại của CrowdStrike sẽ chưa dừng lại ở đây vì công ty đang đối mặt với hàng loạt vụ kiện.
CrowdStrike đặt trụ sở tại Texas (Mỹ), có tuổi đời mới 13 năm nhưng sở hữu bản danh sách khách hàng mà nhiều công ty ao ước.
Công ty này cung cấp giải pháp an ninh mạng cho một số công ty hàng đầu thế giới và các tổ chức tài chính toàn cầu.
Sự cố xuất phát từ bản cập nhật bảo mật bị lỗi của Falcon, phần mềm bảo mật và phát hiện các cuộc tấn công mạng do CrowdStrike phát triển để bảo vệ thiết bị chạy hệ điều hành Windows của Microsoft.
Nền tảng Falcon được CrowdStrike thiết kế để chạy âm thầm, loại bỏ virus và các nỗ lực tấn công mà không gây phiền toái cho khách hàng.
Tuy nhiên, một bản cập nhật bị lỗi được đưa vào Falcon ở cấp độ hệ thống Windows, cụ thể là tập tin driver (trình điều khiển).
CrowdStrike gửi bản cập nhật tự động bị lỗi này đến khách hàng dùng Windows, làm tê liệt ngành vận tải, y tế, truyền hình, tài chính ngân hàng… nhiều nước.
George Kurtz ban đầu lên tiếng lý giải sự cố, nhưng bị chỉ trích vì không xin lỗi và phát ngôn thiếu chân thành. George sau đó phải đăng lời xin lỗi công khai trên mạng xã hội.
Crowdstrike chiếm 24% thị phần “bảo mật điểm cuối” - cung cấp phần mềm bảo vệ máy tính doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công mạng từ bên ngoài. Điều đó đồng nghĩa hàng trăm triệu máy tính có thể bị ảnh hưởng vì sự cố của công ty này.
CrowdStrike trở nên giàu có nhờ bảo vệ các thương hiệu hàng đầu khỏi những vụ xâm phạm trên Internet. Trớ trêu ở chỗ, công ty này giờ đây phải chịu trách nhiệm cho một cuộc khủng hoảng quốc tế mà Elon Musk mô tả bằng dòng tweet trên X: “Phần mềm diệt virus chính là virus”.
Sự cố một lần nữa phơi bày tính chất mong manh của cơ sở hạ tầng thế giới, vốn phụ thuộc vào Internet và một nhóm nhỏ công ty để hoạt động.
Chris Dimitriadis, Giám đốc chiến lược toàn cầu tại ISACA, một hiệp hội quốc tế về công nghệ thông tin chuyên nghiệp, mô tả sự cố này là “đại dịch kỹ thuật số”.
Ông cho biết: "Khi một nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng kỹ thuật số bị ảnh hưởng, toàn bộ chuỗi có thể bị phá vỡ, gây ra tình trạng tê liệt trên diện rộng”.
“Sự cố này là ví dụ rõ ràng về cái mà người ta có thể gọi là đại dịch kỹ thuật số, một điểm lỗi duy nhất ảnh hưởng đến hàng triệu máy tính trên toàn cầu”, Dimitriadis kết luận.
Ngày 19/7, Microsoft thông báo về sự cố màn hình xanh khiến nhiều ngành nghề trên toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sự cố diện rộng này liên quan đến bản cập nhật phần mềm mới của CrowdStrike, xảy ra do một tập tin lỗi gây xung đột khiến các máy tính chạy hệ điều hành Windows hiện thông báo màn hình xanh, không khởi động bình thường được.
Các hãng hàng không phải dừng hàng loạt chuyến bay, một số đài truyền hình ngừng phát sóng. Từ ngân hàng đến chăm sóc sức khỏe đều bị ảnh hưởng bởi vấn đề hệ thống máy tính.
Theo Skift, cho tới 17h cùng mềm, 1.390 chuyến bay đã bị hủy, hàng nghìn chuyến khác trễ vì sự cố này.
Tại Việt Nam, Vietjet Air là hãng bay đầu tiên thông báo về về sự cố trên fanpage của mình lúc hơn 15h ngày 19/7. Một số người dùng sau đó chia sẻ việc họ không check-in được