Tàu khách

Bên trong 'khách sạn 5 sao' biết bay

Hoàng Anh 16/05/2024 16:35

Khoang hạng Nhất trên Airbus A380 của Emirates được ví như khách sạn 5 sao bay giữa 9 tầng mây.

Khoang hạng nhất (First Class) là tiêu chuẩn xa xỉ số một của hàng không thế giới. Rất ít hãng hàng không đủ cơ sở vật chất để thiết lập khoang này trên máy bay. Nơi đây dành cho giới siêu giàu, nguyên thủ quốc gia, người nổi tiếng hoặc số ít người làm nội dung mạng xã hội bạo chi để sản xuất nội dung khác biệt cho kênh của mình.

Nhắc đến khoang hạng nhất là phải nhắc đến Emirates, hãng hàng không số một thế giới về First Class. Emirates thường chỉ khai thác đường bay dài tới những thành phố lớn, tuy nhiên hãng hàng không số một Trung Đông cũng có một vài ngoại lệ.

img_3175-980x1307(1).jpeg
Chiếc A380 đậu ở sân bay Chritschurch (New Zealand).

Dưới đây là những chia sẻ về trải nghiệm của Andy, người sáng lập trang blog Andy’s Travel Blog từ 2012, trên chiếc A380 của Emirates.

Chuyện là, Emirates đang khai thác tuyến Dubai (UAE) - Sydney (Australia). Máy bay hạ cánh ở Sydney lúc sáng sớm và khởi hành về Dubai lúc nửa đêm. Nằm chờ tại Sydney cả ngày dài là phương án tốn kém, phí đỗ máy bay tại Sydney cực lớn do không gian hạn chế. Để tiết kiệm chi phí, hãng thiết kế một chuyến bay khứ hồi từ Sydney đến Christchurch, thành phố ở đảo Nam của New Zealand.

Mặc dù lớn thứ ba ở New Zealand, thành phố Christchurch vẫn là điểm đến nhỏ nhất thế giới mà Emirates phục vụ thường xuyên. Tính toán của hãng hàng không 5 sao giúp anh Andy có cơ hội trải nghiệm khoang hạng nhất chỉ với giá 1.000 USD, trên chuyến bay kéo dài 3 giờ từ Christchurch tới Sydney.

Trong lúc rời phòng chờ để lên máy bay, Andy trông thấy một nhà chứa máy bay cũ màu xanh. Anh chợt nhớ đến chuyện Không quân Mỹ vận hành Chương trình Nam Cực từ Christchurch. Đây là bến đỗ của phi đội C-17 Globemaster được thiết kế đặc biệt để hạ cánh trên đường băng ở Nam Cực. Nó đưa đón các nhà khoa học, vận chuyển hàng hoá và tất cả vật tư cần thiết để duy trì hoạt động của trạm quanh năm.

img_3180-rotated-e1693873229879-980x551.jpeg
Nhà chứa máy bay của Không quân Mỹ.

Nhà ga sân bay Christchurch không có phòng chờ riêng cho khoang hạng nhất, Andy sử dụng chung khu chờ với hành khách phổ thông và phổ thông cao cấp. Khách lên máy bay qua 2 cổng, một cho phổ thông/phổ thông cao cấp và một cho thương gia/hạng nhất.

Trên máy bay, Andy được tiếp viên chào đón và hộ tống về căn phòng của mình. Anh chỉ biết thốt lên 2 tiếng: "lộng lẫy". Nếu muốn trải nghiệm tiện ích xa xỉ ở những chặng bay dài hơn, chẳng hạn từ Boston (Mỹ) đến Dubai (UAE), Andy sẽ phải trả 26.000 USD.

“Nội thất sang trọng, nhiều ngăn đựng đồ và chỗ ngồi hoàn toàn tuyệt vời, thoải mái đến mức phi lý”, Andy mô tả. Mỗi cabin được trang bị màn hình TV 32 inch, đèn bàn, máy tính bảng điều khiển. Hành khách có thể gọi đồ ăn trực tiếp qua video với tiếp viên.

Ghế ngồi có thể ngả thành giường phẳng dài gần 2 mét. Ngăn đựng bút và sổ khắc dòng chữ “Tài sản của Emirates. Làm ơn không di chuyển khay khỏi vị trí". Ngăn đựng đồ uống có nước ngọt và nước khoáng.

emirates-a380-first-class-review-7.jpeg

Andy chia sẻ: “Tôi từng ngồi ở tầng 2 máy bay của một số hãng hàng không và thực sự thấy Emirates tối ưu hóa không gian tốt nhất. Có rất nhiều dãy phòng nhưng không khiến hành khách cảm thấy chật chội. Cách bố trí ghế hợp lý giúp hành khách tránh rơi vào tình huống khá ngại ngùng như mở cửa ra chạm mặt nhau".

emirates-a380-first-class-review-10.jpeg

Màn hình tivi hiển thị quá trình máy bay lăn ra đường băng cất cánh. Camera đặt ở đuôi máy bay, mang lại góc nhìn toàn cảnh.

emirates-a380-first-class-review-18.jpeg

Ngay sau khi tín hiệu thắt dây an toàn tắt đi, phi hành đoàn bắt đầu phục vụ thức uống. Andy chọn vang Dom Perignon 2013.

emirates-a380-first-class-review-13.jpeg

Theo cảm nhận của chàng blogger du lịch, loại vang này là thức uống hoàn hảo để ngắm nhìn băng tuyết vĩnh cửu trên dãy Nam Alps của New Zealand.

emirates-a380-first-class-review-19.jpeg

Sau khi mời đồ uống, các tiếp viên bắt đầu phục vụ đồ ăn. Họ trải bàn, rót đầy ly và dọn lên các món ăn. Món khai vị đầu tiên là bánh mì ăn kèm trứng cá muối.

emirates-a380-first-class-review-22.jpeg

Khách thưởng thức xong trứng cá muối, tiếp viên phục vụ món mezze kiểu Ả Rập ăn kèm các loại sốt chấm.

emirates-a380-first-class-review-24.jpeg

Andy chọn beefsteak làm món chính. “Mọi thứ đều tuyệt vời, steak mềm, thơm. Khoai tây nghiền là ngôi sao của bữa ăn".

Ăn tối xong đến giờ đi tắm. Andy hỏi tiếp viên khi nào có thể bắt đầu. Trong 3 phút, phòng tắm đã sẵn sàng. Andy lấy một số dụng cụ và đi đến phòng tắm xinh đẹp, tiếp viên đưa anh đi tham quan và giải thích cách hoạt động của vòi sen.

Phòng tắm tại khoang hạng nhất có đầy đủ mọi thứ cần thiết, không kém gì khách sạn sang trọng. Sàn nhà còn được sưởi ấm bởi hệ thống kiểm soát nhiệt độ. Khách sẽ được cung cấp mọi vật dụng cá nhân cần thiết từ khăn tắm, bông tai, giấy ướt, dầu gội, sữa tắm, và cả tắm nước nóng.

Khách hạng Thương gia và hạng Nhất trên máy bay Emirates có quyền lui tới Phòng chờ (thường được gọi là quầy bar). Hình dạng của nó giống vành móng ngựa, nên cũng được gọi là bar móng ngựa.

Quầy bar là không gian tuyệt đẹp, nơi mọi người có thể tụ tập và trò chuyện trong suốt chuyến bay. Tiếp viên dẫn Andy tới phòng chờ để đảm bảo người pha chế biết anh là hành khách hạng nhất và có thể uống thêm loại rượu yêu thích.

"Phi hành đoàn tuyệt vời, đồ ăn thơm ngon, cách trang trí phòng sang trọng và lịch sự", Andy nuối tiếc khi phải hạ cánh xuống Sydney. "Tôi chắc chắn sẽ đi lại nhiều lần nữa, bất chấp chỉ bay quãng ngắn hay mua vé bằng tiền mặt".

Theo Andy's Travel Blog
https://andystravelblog.com/2023/09/05/emirates-a380-first-class-review/
Copy Link
https://andystravelblog.com/2023/09/05/emirates-a380-first-class-review/
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bên trong 'khách sạn 5 sao' biết bay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO