Nhà sản xuất động cơ phản lực của Pháp đưa ra kế hoạch đầu tư để mở rộng đáng kể mạng lưới bảo dưỡng của mình trong bối cảnh ngành hàng không thế giới thiếu máy bay nghiêm trọng.
Safran thông báo sẽ đầu tư hơn 1 tỷ euro và thuê 4.000 người trên toàn thế giới để giải quyết tình trạng các xưởng sửa chữa quá tải, Reuters ngày 30/10 đưa tin.
Nhu cầu mạnh mẽ về động cơ phản lực LEAP mà Safran đồng sản xuất với GE Aerospace đang tăng cao.
Đây là động cơ chính cho nhiều máy bay thân hẹp của cả Airbus và Boeing. Việc LEAP ngày càng phổ biến trên thị trường kéo theo nhu cầu phụ tùng thay thế của Safran gia tăng đột biến.
Safran và GE Aerospace sản xuất động cơ thông qua liên doanh đồng sở hữu CFM International. Đây là công ty xuất động cơ lớn nhất thế giới tính theo số lượng đơn vị được bán ra.
Việc bảo dưỡng động cơ đã trở thành vấn đề đau đầu của hàng không thế giới khi các các nỗ lực tăng hiệu suất nhiên liệu làm tăng mức độ hao mòn của động cơ ở một số vùng khí hậu nhất định.
Mặt khác các nhà sản xuất cũng phải phải vật lộn để tung ra động cơ mới có công suất lớn hơn đủ nhanh để theo kịp nhu cầu bùng nổ của thị trường.
Các nhà phân tích cho biết điều thời gian chờ đợi tại các xưởng sửa chữa sẽ dài hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt máy bay và gây áp lực lên các nhà sản xuất động cơ để đẩy nhanh kế hoạch mở rộng sản xuất của họ.
Jean-Paul Alary, Chủ tịch của Safran Aircraft Engines, cho biết hãng đang chạy nước rút để đạt được mục tiêu tăng gấp 4 lần năng lực sửa chữa lên 1.200 đơn hàng mỗi năm vào năm 2028.
Để ủng hộ cho kế hoạch trên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ký một thỏa thuận mở rộng sự hiện diện của Safran tại Casablanca trong chuyến thăm Morocco vào ngày 28/10.
Động cơ phản lực thường được bán với mức lợi nhuận ít hoặc không có lợi nhuận, thậm chí là lỗ. Các nhà sản xuất kiếm tiền chủ yếu từ các dịch vụ sửa chữa và bảo trì trong suốt vòng đời của động cơ.
Các đợt đại tu lớn của động cơ sẽ được thực hiện sau mỗi 6-8 năm hoạt động. Động cơ LEAP, được giới thiệu vào năm 2016. Đây là giai đoạn bùng nổ hoạt động bảo trì của loại động cơ này.
Nhưng nhà máy Brussels (Bỉ) của Safran đang phải giải quyết các vấn đề về liên quan tới độ chống chịu khí hậu khắc nghiệt của động cơ.
Safran cho biết công ty đặt mục tiêu cung cấp khoảng một nửa thị trường dịch vụ sửa chữa LEAP theo thời gian, dự kiến đạt 5.000 lượt sửa động cơ mỗi năm vào năm 2040.