Theo đó, phở Nam Định được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ. Ảnh: Tùng Anh . Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định có khoảng 300 cửa hàng bán phở phân bố khắp 10 huyện, thành phố. TP Nam Định và huyện Nam Trực là những địa phương có số lượng nhiều nhất. Nhiều cửa hàng đã qua 2-3 thế hệ, có tuổi đời 30-50 năm và cả những cửa hàng được mở trong những năm gần đây. Ảnh: Phong Phú . Các đầu bếp đang thực hiện tráng bánh phở tại sự kiện tour thăm làng phở Vân Cù, năm 2022. Trải qua thời gian, phở đã trở thành niềm tự hào của đất và người Nam Định, khẳng định được giá trị thương hiệu ẩm thực với những nét độc đáo thể hiện trong tất cả các khâu từ chuẩn bị, lựa chọn nguyên liệu, thực phẩm; phương thức làm ra sợi phở đặc trưng; công đoạn chế biến, hoàn thiện một bát phở ngon đảm bảo hương vị, chất lượng dinh dưỡng... Ảnh: Chinsu . Còn với phở Hà Nội, món ăn này được UBND TP Hà Nội giới thiệu là món ăn đặc trưng, có thể ăn cùng bò và gà. Những cửa hàng phở lâu năm ở Hà Nội thường có quy mô không lớn, mặt tiền đặt quầy chế biến phở và thường sử dụng thêm vỉa hè, hoặc không gian nhà trong ngõ để kê bàn ăn. Ảnh: Phở Thìn . Theo số liệu thống kê của Phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tại 30/30 quận, huyện, thị xã… trên địa bàn thành phố đều có hàng phở. Những thương hiệu phở gia truyền (trên 2 đời làm phở) thường chỉ chuyên bán phở bò hoặc phở gà, tập trung chủ yếu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Hai Bà Trưng. Ảnh: @littlequanzzz/Instagram . Chủ thể của món phở là những cá nhân, gia đình trực tiếp thực hành và nắm giữ những tri thức, kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết chế biến phở; được trao truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện yếu tố tiếp nối bản sắc và thương hiệu được ghi nhận. Ảnh: Thắng Nguyễn . Bên cạnh hai món phở, Tri thức dân gian mì Quảng tỉnh Quảng Nam cũng được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Visit Quang Nam . \ Theo UBND tỉnh Quảng Nam, nghề chế biến mì Quảng hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của địa phương. Mì Quảng theo bước chân những lưu dân trong hành trình đi về phương Nam rộng mở, sẵn lòng đón nhận bất cứ nguyên liệu gì trên đường để dung nạp, tiếp biến làm nên sự đa dạng trong hương vị ẩm thực. Ảnh: Michelin Guide .
UBND tỉnh Quảng Nam cũng khẳng định mì Quảng chính là một món ăn có nhiều biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian, món ăn hiếm hoi có thể "chiều" được tất cả các kiểu khách. Món ăn dân dã nhưng hàm chứa cả diễn trình lịch sử hình thành hệ tri thức dân gian của vùng đất Quảng Nam. Ảnh: Vicky Pham .