Mỹ có nhiều sân bay lớn góp mặt trong danh sách này nhưng vị trí số 1 lại thuộc về một sân bay ở Trung Đông.
Sân bay lớn nhất không đồng nghĩa với bận rộn nhất. Danh sách này được sắp xếp dựa trên kích thước được công bố của sân bay, dữ liệu của chính quyền địa phương và các nguồn uy tín như Kỷ lục Guinness Thế giới.
Diện tích của sân bay này lên tới 777 km2, tương đương với diện tích của Bahrain và lớn hơn Singapore. Mặc dù có quy mô khổng lồ nhưng sân bay King Fahd mới chỉ đón khoảng 10 triệu hành khách mỗi năm, thấp hơn nhiều so với các sân bay chính khác của Arab Saudi.
Trên website của mình, sân bay công bố diện tích dành cho hàng không dân dụng chỉ khoảng hơn 36 km2. Theo Militarybases, trong cuộc chiến vùng Vịnh cuối những năm 1990, sân bay này đã mở rộng đáng kể diện tích để đáp ứng hoạt động quân sự của Mỹ và tồn tại đến ngày nay.
Sân bay quốc tế Denver cách thành phố Denver, Colorado (Mỹ) 40 km có diện tích 137 km2 gấp đôi kích thước của sân bay lớn thứ 2 của Mỹ là Fort Worth tại Dallas. Đây là trụ sở hoạt động chính của các hãng hàng không Mỹ nổi tiếng như United Airlines và Frontier Airlines.
Theo thống kê vào năm 2023, sân bay Denver đã phục vụ khoảng 77,8 triệu hành khách. Dự kiến đến năm 2025, sân bay có thể đón tiếp 80 triệu lượt khách và lên 110 triệu vào năm 2040.
Cảng hàng không quốc tế của thủ đô Malaysia là một trong những sân bay lớn nhất thế giới với diện tích 101 km2. Sân bay được xây dựng với kinh phí ban đầu lên đến 3,5 tỷ USD, cách Kuala Lumpur khoảng 50 km và được khánh thành vào ngày 27/6/1998.
Sân bay này có tháp kiểm soát không lưu cao 130 m, đứng thứ 2 trong số các tháp không lưu tại châu Á, sau tháp tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi Bangkok (Thái Lan). Thiết kế ban đầu KUL đón 35 triệu khách mỗi năm. Hiện tại, sân bay đã có thể phục vụ tới 45 triệu khách mỗi năm.
Sân bay Istanbul khai trương năm 2019 với tham vọng trở thành sân bay lớn nhất thế giới phục vụ 200 triệu hành khách mỗi năm. Sân bay nằm cách Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) 35 km, với diện tích khoảng 76,4 km2 và vẫn đang trong quá trình xây dựng.
Cảng hàng không này có tới 6 đường băng và 2 nhà ga có thể đón 90 triệu hành khách mỗi năm, và sẽ tăng lên tới 200 triệu hành khách khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Sân bay quốc tế Fort Worth ở Dallas, Texas (Mỹ) rộng 67,3 km2, lớn hơn Manhattan, New York. DFW thậm chí còn có mã zip riêng với 5 nhà ga với tổng số 168 cổng ra máy bay.
Một nhà máy điện không khí thải đang được xây dựng giúp sân bay này đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030. Với 7 đường băng đang hoạt động, sân bay có thể tiếp đón hơn 73 triệu hành khách mỗi năm.
Sân bay quốc tế Southwest Florida có diện tích 55 km2 mặc dù số lượng hành khách không lớn, chỉ khoảng 10 triệu mỗi năm.
RSW nằm ở Fort Myers, là là cửa ngõ vào khu vực tây nam Florida. Đây là sân bay lớn thứ ba ở Mỹ sau Denver và DFW. Tuy nhiên, một phần trong tổng diện tích rộng lớn của nó đã được quy hoạch thành khu bảo tồn đầm lầy dành cho mục đích bảo vệ môi trường.
Nằm cách trung tâm thành phố Orlando, Florida (Mỹ) 9,6 km, sân bay này là cửa ngõ quốc tế chính của miền trung Florida và các công viên giải trí nổi tiếng thế giới nơi đây. Rộng 53,83 km2, MCO là một trong những sân bay thương mại lớn nhất nước Mỹ.
Sân bay là trạm trung chuyển của hãng Silver Airways và là điểm đến quan trọng của Delta Air Lines, Frontier Airlines, JetBlue Airways, Southwest Airlines và Spirit Airlines. Southwest Airlines là hãng vận chuyển nhiều lượt khách nhất ở sân bay này
Sân bay quốc tế Washington Dulles có diện tích 52,6 km2 và phục vụ cho Vùng đô thị Baltimore - Washington.
Tên sân bay được đặt theo John Foster Dulles, Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Đây là sân bay trung tâm của hãng United Airlines và là điểm đến trọng tâm của hãng JetBlue Airways.
Được giới thiệu là “Sân bay lớn nhất thế giới”, tuy nhiên diện tích của sân bay này chỉ khoảng 46,6 km2, nhỏ hơn nhiều sân bay của Mỹ.
Sân bay do cố kiến trúc sư nổi tiếng Zaha Hadid thiết kế, khai trương vào năm 2019. Mục tiêu sân bay đón 100 triệu hành khách vào năm 2040 với việc nâng cấp từ 4 đường băng lên 7 đường băng cùng với các cơ sở vật chất khác.
Sân bay George Bush ở Houston, Texas (Mỹ) được đặt tên theo vị tổng thống thứ 41 của nước này. IAH có diện tính 44,3 km2 với 5 đường băng đáp ứng số lượng lớn các chuyến bay đường dài đến các nước Mỹ Latinh và xa hơn nữa.
Dự kiến đầu năm 2025, sân bay sẽ hoàn thành các hạng mục mở rộng bao gồm 2 nhà ga mới là D và E. Năm 2017, sân bay liên lục địa George Bush đã tiếp đón hơn 40 triệu hành khách, là sân bay bận rộn thứ 43 trên toàn thế giới và cũng là một trong những sân bay bận rộn nhất ở Bắc Mỹ.