Dấu chân

Khi những 'thánh địa du lịch' chọn cách đón khách có chọn lọc

Hoàng Hà 15/11/2024 11:15

Những điểm du lịch từng là "thánh địa" từ Kyoto, Florence đến quần đảo Faroe, các biện pháp giới hạn, cấm chụp ảnh hay chương trình bảo tồn đã được áp dụng để tạo nên một tương lai du lịch bền vững hơn.

Kyoto, Nhật Bản Khu vực Gion ở Kyoto nổi tiếng với những con phố cổ và các geisha, nhưng tình trạng du lịch quá tải đã ảnh hưởng đến đời sống địa phương. Năm 2019, Kyoto cấm chụp ảnh tại một số khu vực để bảo vệ sự riêng tư của người dân. Ảnh: Salvador Maniquiz/Shutterstock.
Quần đảo Cíes, Tây Ban Nha: Quần đảo Cíes ngoài khơi bờ biển Galicia là điểm đến nổi tiếng với cảnh quan nguyên sơ và động vật hoang dã phong phú. Tuy nhiên, để bảo vệ hệ sinh thái mong manh khỏi tác động của du lịch quá mức, giới hạn nghiêm ngặt 1.800 người mỗi ngày đã được áp dụng. Biện pháp này, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và vẻ đẹp tự nhiên của các đảo, được du khách và người dân địa phương đón nhận vì tạo ra cảm giác độc quyền và tập trung vào bảo tồn. Ảnh: Alamy Stock Photo
10(1).jpeg
Barcelona, Tây Ban Nha: Người dân Barcelona từ lâu đã bày tỏ lo ngại về tác động tiêu cực của Airbnb, khi giá nhà tăng cao khiến nhà ở trung tâm thành phố ngày càng khó tiếp cận. Sự nổi tiếng của Barcelona như trở thành một điểm đến trong hành trình của du thuyền càng làm trầm trọng thêm tình trạng quá tải và hành vi thiếu ý thức của du khách. Bức xúc lên đến đỉnh điểm với các cuộc biểu tình của cư dân, cho rằng du lịch đã biến khu dân cư của họ thành các trung tâm du lịch đông đúc, đẩy người dân ra ngoài và làm mất đi bản sắc thành phố. Từ năm 2022, chính quyền địa phương đã triển khai các biện pháp quản lý nhóm du lịch lớn, hạn chế tiếng ồn và tái phân phối doanh thu du lịch nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Ảnh: Alamy Stock Photo.
11(1).jpeg
Lisbon, Bồ Đào Nha: Những con đường lát đá cuội, xe điện cổ điển và gạch men azulejo rực rỡ đã biến Lisbon trở thành điểm đến hấp dẫn. Tuy nhiên, dòng người đổ về cùng với sự gia tăng của xe du lịch đã khiến giao thông trong các con phố chật hẹp trở nên tắc nghẽn, gây khó khăn cho người dân trong việc di chuyển. Nhiều người dân cảm thấy các điểm văn hóa đã bị biến thành công viên giải trí, đẩy các doanh nghiệp truyền thống ra vùng ngoại ô. Để khắc phục, chính quyền thành phố đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt, bao gồm giảm một nửa số lượng xe du lịch, hạn chế chỗ đậu xe và siết chặt việc cấp phép, nhằm giảm bớt tắc nghẽn và bảo vệ bản sắc thành phố. Ảnh: Shutterstock.
12(1).jpeg
Florence, Italy: Florence, nổi tiếng với nghệ thuật và kiến trúc thời Phục hưng, đang phải đối mặt với các tác động của du lịch quá mức, đe dọa danh hiệu di sản thế giới UNESCO của thành phố. Với khoảng 16 triệu lượt khách mỗi năm, áp lực lên cơ sở hạ tầng tăng cao, giá thuê nhà leo thang và các cửa hàng thủ công truyền thống bị thay thế bởi các cơ sở phục vụ khách du lịch. Một vấn đề đáng chú ý là sự gia tăng của các dịch vụ cho thuê ngắn hạn qua nền tảng Airbnb, làm giảm nguồn cung nhà ở giá rẻ cho người dân. Tháng 6/2023, Florence đã cấm các dịch vụ cho thuê ngắn hạn mới trong khu vực trung tâm lịch sử thuộc diện bảo tồn của UNESCO. Ảnh: Shutterstock.
13(1).jpeg
Dubrovnik, Croatia: Dubrovnik, vốn đã là một điểm đến hàng đầu cho du thuyền, càng thu hút nhiều du khách hơn sau khi trở thành địa điểm quay phim Game of Thrones. Mặc dù lượng khách tăng đã thúc đẩy ngành du lịch, nó cũng gây quá tải hạ tầng, đẩy giá sinh hoạt tăng cao, khiến nhiều cư dân bất mãn. Để giải quyết, Dubrovnik giới hạn chỉ hai tàu du lịch mỗi ngày, với tối đa 5.000 khách, đồng thời triển khai hệ thống giám sát theo thời gian thực để kiểm soát lượng khách trong khu phố cổ, giúp giảm bớt tình trạng quá tải. Ảnh: Alamy Stock Photo.
14(1).jpeg
Kyoto, Nhật Bản: Khu vực Gion ở Kyoto, nổi tiếng với các con phố cổ kính và geiko (geisha), đang phải đối mặt với tình trạng du lịch quá mức, khi nhiều du khách chụp ảnh geiko và nhà riêng mà không xin phép. Năm 2019, Kyoto áp dụng lệnh cấm chụp ảnh trên một số con phố nhất định, cùng với các biển báo rõ ràng. Du khách vi phạm có thể bị phạt lên đến hơn 60 USD. Các biện pháp này nhằm bảo vệ sự riêng tư của người dân và giữ gìn bản sắc văn hóa khu vực. Ảnh: Shutterstock.
15(1).jpeg
Quần đảo Faroe, Đan Mạch: Mặc dù không phải là điểm đến quá đông đúc, quần đảo Faroe vẫn chịu ảnh hưởng bởi suy thoái môi trường do lượng khách du lịch ngày càng tăng, đặc biệt tại các điểm ngắm cảnh nổi tiếng và những tuyến đường đi bộ. Để giải quyết vấn đề này, vào năm 2019, quần đảo đã khởi động chương trình "Đóng cửa để bảo trì, mở cửa cho du lịch tình nguyện" rất thành công. Chương trình này mời các tình nguyện viên quốc tế tham gia các công việc bảo trì quan trọng như sửa chữa đường mòn đi bộ và lắp đặt biển chỉ dẫn, nhằm bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên độc đáo của quần đảo. Ảnh: Shutterstock.
16(1).jpeg
Koh Phi Phi Leh, Thái Lan: Maya Beach trên đảo Koh Phi Phi Leh, nổi tiếng qua bộ phim The Beach năm 2000 của Leonardo DiCaprio. Nơi đây đã trở thành điểm thu hút tới 5.000 du khách và 200 tàu du lịch cập bến mỗi ngày. Lượng khách quá tải này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái mong manh, phá hủy các rạn san hô, gia tăng ô nhiễm và rác thải tích tụ. Năm 2018, chính quyền Thái Lan đã quyết định đóng cửa bãi biển để khôi phục môi trường. Sau hơn 3 năm phục hồi, Maya Beach mở cửa trở lại vào tháng 1/2022 với các quy định nghiêm ngặt, bao gồm giới hạn tối đa 375 khách mỗi lượt, cấm bơi lội và yêu cầu thuyền neo đậu xa bãi biển để bảo vệ các rạn san hô. Ảnh: Shutterstock.

Hoàng Hà