Du lịch từng mang lại lợi ích kinh tế lớn cho nhiều nơi, nhưng một số điểm đến giờ đây lại phải đối mặt với tình trạng quá tải, chi phí nhà ở tăng cao và môi trường bị tàn phá. Những vấn đề này gây căng thẳng giữa du khách và người dân, khiến một số nơi từng chào đón khách nay không còn thân thiện như trước. Trong ảnh là dòng chữ "Du khách hãy về nhà" của người dân địa phương viết lên tường. Ảnh: Alamy Stock Photo Santorini, Hy Lạp: Làng Oia, Santorini, Hy Lạp Ngôi làng Oia nằm trên hòn đảo nhỏ Santorini của Hy Lạp, nổi tiếng với cảnh quan tuyệt đẹp nhìn ra biển Aegean, hoàng hôn hùng vĩ và các ngôi nhà trắng mái xanh đặc trưng. Tuy nhiên, với hàng dài du khách chờ đến 20 phút để chụp ảnh tại những điểm lý tưởng, khung cảnh này thường không mấy yên bình. Dù chỉ có dân số khoảng 15.000 người, Santorini đón từ 2-3 triệu khách mỗi năm, dẫn đến tình trạng tắc đường, quá tải tài nguyên và gây xáo trộn lớn cho đời sống thường ngày. Nhiều người dân thậm chí được khuyến khích ở nhà để tránh sự hỗn loạn. Ảnh: S hutterstock . Machu Picchu, Peru: Di sản thế giới UNESCO Machu Picchu từ lâu đã mê hoặc du khách với tàn tích kỳ vĩ của Đế chế Inca. Tuy nhiên, lượng khách lớn đã đặt áp lực nặng nề lên môi trường mong manh của nơi này. Năm 2008, giới hạn 2.500 khách mỗi ngày được áp dụng để ngăn chặn suy thoái môi trường do quá tải du lịch, mặc dù gần đây con số này được điều chỉnh lên đến 5.600 khách vào một số ngày nhất định. Tương tự, tuyến đi bộ 4 ngày từ Aguas Calientes qua các làng Quechua được giới hạn ở 500 người mỗi ngày, bao gồm cả hướng dẫn viên và người khuân vác, nhằm giảm tải áp lực cho cả cảnh quan và cộng đồng địa phương. Ảnh: Alamy Stock Photo. Venice, Italy: Sự nổi tiếng của Venice đã tăng mạnh trong vài thập kỷ qua, thu hút khoảng 30 triệu du khách mỗi năm, trong đó khoảng 80% là khách đi trong ngày. Lượng khách lớn này đặt áp lực cực lớn lên cơ sở hạ tầng mong manh của thành phố, gây ra tình trạng quá tải và hư hại, đặc biệt khi sóng từ nhiều chiếc thuyền ăn mòn nền móng của các công trình lịch sử Venice. Phí vào cửa 5 euro dành cho khách đi trong ngày được áp dụng thử nghiệm từ tháng 4/2024 nhằm quản lý dòng khách và gây quỹ cho nỗ lực bảo tồn. Phí này áp dụng vào những ngày cao điểm, chủ yếu vào các cuối tuần từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 7, nhằm khuyến khích khách lưu trú lâu hơn thay vì các chuyến đi ngắn ngày, gây tác động cao. Khách đi trong ngày trốn phí có thể bị phạt tới 300 euro. Ảnh: Alamy Stock Photo. Quần đảo Galápagos, Ecuador: Với hơn 9.000 loài động thực vật độc đáo, nhiều trong số đó là loài đặc hữu, sinh sống trên 19 đảo chính trải dài gần 8.000 km, quần đảo Galápagos không giống bất cứ nơi nào khác trên Trái đất. Tuy nhiên, du lịch tăng nhanh dẫn đến lo ngại về suy thoái môi trường, bao gồm xói mòn và sự xâm nhập của các loài ngoại lai đe dọa các hệ sinh thái mong manh. Năm 2012, giới hạn số lượng chuyến bay đến đảo được áp dụng để quản lý lượng khách. Tháng 8/2024, phí vào đảo cho khách nước ngoài trưởng thành tăng gấp đôi từ 100 lên 200 USD, đánh dấu mức tăng đầu tiên trong 26 năm nhằm hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn và cải thiện cơ sở hạ tầng. Ảnh: Alamy Stock Photo. Boracay, Philippines: Boracay, Philippines Bãi biển cát trắng mịn và khung cảnh yên bình ban đầu thu hút khách du lịch đến Boracay, nhưng sự bùng nổ du lịch đã dẫn đến suy thoái môi trường nghiêm trọng. Chất thải và nước thải chưa xử lý bị xả ra biển, trong khi rác thải, bao gồm kính vỡ và nhựa, phủ đầy bờ biển từng trong lành. Năm 2018, Tổng thống Rodrigo Duterte nổi tiếng khi gọi Boracay là "bể phốt" và áp dụng lệnh cấm du lịch kéo dài 6 tháng để thực hiện một cuộc dọn dẹp cần thiết. Trong thời gian này, hàng trăm doanh nghiệp bị đóng cửa và các biện pháp kiểm soát môi trường chặt chẽ hơn được đưa ra. Những nỗ lực phục hồi giúp khôi phục vẻ đẹp tự nhiên của Boracay, nhưng thực hành du lịch bền vững vẫn rất quan trọng để ngăn chặn các vấn đề tương tự tái diễn. Ảnh: Alamy Stock Photo. Amsterdam, Hà Lan: Amsterdam đang thắt chặt quy định với các du khách ồn ào, khi người dân ngày càng khó chịu vì lượng khách 20 triệu người mỗi năm tràn ngập thành phố. Năm 2023, thành phố tung ra chiến dịch mạnh mẽ "Stay Away", nhắm vào những người đàn ông trẻ từ Anh thường tới Amsterdam để tiệc tùng. Chiến dịch sử dụng các quảng cáo thẳng thừng nhằm ngăn cản uống rượu quá đà và sử dụng ma túy, nêu bật mức phạt nặng và các biện pháp bắt giữ. Ngoài ra, Amsterdam còn áp dụng các biện pháp như cấm hút cần sa công khai ở một số khu vực và giảm số lượng du thuyền trên sông. Ảnh: Alamy Stock Photo. Lanzarote, Quần đảo Canary, Tây Ban Nha: Lanzarote đang thay đổi chiến lược du lịch để tập trung vào du khách giàu có hơn và thúc đẩy du lịch bền vững. Năm 2023, Chủ tịch đảo María Dolores Corujo công bố kế hoạch giảm phụ thuộc vào khách du lịch Anh, chiếm khoảng một nửa số khách đến đảo. Thay vào đó, đảo tập trung thu hút du khách từ các quốc gia như Đức, cũng như những người có khả năng chi tiêu cao hơn, đồng thời quảng bá cảnh quan núi lửa và văn hóa đặc sắc của khu vực. Ảnh: Shutterstock. (Còn tiếp)
POWERED BY
ONE CMS - A PRODUCT OF
NEKO