Freddie Laker ăn mừng việc giảm giá vé thêm nữa vào năm 1980: Khi thập niên 1980 bắt đầu, Freddie Laker tiếp tục ăn mừng các đợt giảm giá vé cho dịch vụ Skytrain xuyên Đại Tây Dương của mình. Trong ảnh, ông Laker vui mừng với việc cắt giảm giá vé nhưng cũng không kéo dài lâu khi Pan Am cũng giảm giá vé để cạnh tranh. Khủng hoảng kinh tế đầu thập niên 1980 đã ảnh hưởng mạnh đến Laker Airways. Ảnh: Keystone/Hulton Archive/Getty Images. Hành khách mắc kẹt khi Laker Airways sụp đổ năm 1982: Laker Airways sụp đổ vào năm 1982 với số nợ lên đến 270 triệu bảng Anh (374 triệu USD). Hơn 6.000 hành khách bị mắc kẹt tại các sân bay trên toàn thế giới. Trong ảnh, những du khách thất vọng và nhân viên của hãng hàng không Anh cảm nhận rõ sức ép từ sự sụp đổ vào ngày 5/2/1982. Ảnh: Daily Express/Hulton Archive/Getty Images. Một chiếc máy bay của Ryanair năm 1988: Sự sụp đổ của Laker Airways không ngăn cản sự phát triển của các hãng bay giá rẻ khác. Ryanair được thành lập vào năm 1985. Ban đầu, hãng hàng không Ireland chỉ khai thác các tuyến ngắn, với các chuyến bay đầu tiên từ Waterford, Ireland đến sân bay Gatwick ở London. Ryanair đã thiết lập tiêu chuẩn cho các hãng bay giá rẻ ngày nay và hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất châu Âu. Trong ảnh là một chiếc máy bay của hãng tại sân bay Stuttgart (Đức) năm 1988. Ảnh: Torsten Maiwald/Wikimedia Commons/CC0. Richard Branson ăn mừng sự ra mắt của Virgin Atlantic Airways năm 1984: Cân bằng lại với sự phát triển của các hãng bay giá rẻ, Virgin Atlantic Airways của Anh cũng được ra mắt trong thập niên này. Sứ mệnh của Branson là khôi phục lại tinh thần của thời kỳ hoàng kim bằng cách nâng cao trải nghiệm bay, mang đến sự sang trọng nhưng vẫn vừa túi tiền. Trong ảnh, ông trùm kinh doanh Richard Branson ăn mừng sự ra mắt của hãng vào ngày 22/6/1984. Ảnh: Trinity Mirror/Mirrorpix/Alamy Stock Photo. Tiếp viên phục vụ bữa tối trên chuyến bay của SAS khoảng những năm 1980: Trong thập niên này, khi việc bay trở nên phổ biến hơn, khoang hạng phổ thông đã bắt đầu giống như ngày nay. Những bữa ăn với nhiều món xa hoa dần được thay thế bằng những bữa ăn đơn giản được phục vụ trong hộp hoặc trên khay. Trong ảnh, một tiếp viên của SAS đang phục vụ các suất ăn cho hành khách. Ảnh: SAS Museet/Flickr/CC BY-SA 2.0. Gạt tàn trên một chuyến bay thương mại: Một sự thay đổi lớn khác diễn ra vào năm 1988 khi lần đầu tiên, việc hút thuốc bị cấm trên các chuyến bay nội địa Mỹ có thời gian dưới hai giờ. Một năm sau, luật này được mở rộng cho các chuyến bay kéo dài 6 giờ, áp dụng cho hầu hết các chuyến bay trên khắp nước Mỹ. Lệnh cấm hút thuốc này không được áp dụng trên các chuyến bay quốc tế cho đến năm 2000. Ảnh: Victor Grigas/Wikimedia Commons/CC BY-SA 2.0. Thập niên 1990: Ông chủ easyJet, Stelios Haji-Ioannou, vào năm 1995: Sự bùng nổ của các hãng bay giá rẻ tiếp tục trong suốt thập niên 1990, với sự ra mắt của easyJet vào năm 1995. Ban đầu, hãng chỉ khai thác các tuyến bay từ sân bay Luton ở London đến các điểm đến tại Scotland là Edinburgh và Glasgow, trước khi mở rộng khắp châu Âu. Ảnh: Williams Justin Williams/PA Archive/PA Images. Giám đốc điều hành Ryanair quảng bá các chuyến bay giá rẻ: Sự xuất hiện của Ryanair, easyJet (và hãng Norwegian vào năm 1993) đã tạo áp lực lớn lên các hãng hàng không truyền thống, buộc giá vé giảm và khiến hàng không ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn. Khi hành khách bắt đầu đặt vé trực tuyến, giá cả cạnh tranh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ảnh: Sinead Lynch/Getty Images. Một chiếc máy bay của Pan Am năm 1991: Sự cạnh tranh gia tăng đã không giúp các hãng bay lâu đời như Pan American World Airways. Khả năng cạnh tranh với các hãng bay giá rẻ cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, một vụ không tặc và nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng đã dẫn đến sự sụp đổ của Pan Am. Hãng hàng không này chính thức sụp đổ vào ngày 4/12/1991, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử hàng không thương mại. Ảnh: Aero Icarus/Wikimedia Commons/CC BY 2.0.
Hoàng Hà