Tàu khách

C919 của Trung Quốc có tận dụng được cơ hội khi Boeing gặp khó?

Thắng Nguyễn 02/09/2024 08:22

Máy bay chở khách sản xuất trong nước được gọi là "trụ cột và tiên phong" trong cuộc đua cạnh tranh với các hãng hàng không phương Tây của Trung Quốc, nhưng vẫn còn nhiều thách thức trước khi máy bay này thâm nhập thị trường quốc tế.

COMAC, công ty sản xuất máy bay thương mại quốc doanh của Trung Quốc, đã bàn giao những chiếc máy bay C919 đầu tiên cho Air China và China Southern Airlines vào cuối tháng 8.

Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng cho ngành hàng không của quốc gia này khi C919 gia nhập đội bay của cả ba hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc.

Trước đó, COMAC đã bàn giao 7 chiếc C919 cho China Eastern Airlines. Đây là hãng hàng không đầu tiên khai thác loại máy bay này vào tháng 5 năm ngoái.

042d95ea-09dd-4fe7-a236-052a1de14fe3_e4a0332c.jpg
Cả 3 hãng hàng không quốc doanh lớn nhất Trung Quốc đã biên chế C919 vào đội bay của mình. Ảnh: Xinhua.

C919 đã được chứng minh là có đủ các điều kiện cần thiết để tham gia các hoạt động thương mại quy mô lớn và có thể được đưa vào hoạt động toàn diện trên thị trường hàng không dân dụng nội địa Trung Quốc, tờ Economic Daily bình luận.

Với sự độc quyền hiện tại của Airbus và Boeing đối với máy bay dân dụng, sự hiện diện ngày càng tăng của C919 là một bước đột phá hiếm có, tờ báo này cho biết thêm.

Nhưng C919 vẫn còn một chặng đường dài để đạt được lòng tin của người tiêu dùng. Nếu muốn cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn trong ngành hàng không, COMAC phải phát triển nhiều loại máy bay và xây dựng mạng lưới hỗ trợ sau bán hàng toàn diện.

Theo Economic Daily, tính đến 1/9, các máy bay C919 do China Eastern Airlines khai thác đã thực hiện hơn 3.700 chuyến bay, với tổng thời gian bay an toàn vượt hơn 10.000 giờ và lượng hành khách hơn 500.000 người.

Boeing phải đối mặt với một loạt tai nạn mất an toàn trong những năm gần đây bị ảnh hưởng đáng kể đến vị thế thị trường, tạo ra một cơ hội hiếm có cho các đối thủ cạnh tranh mới nổi.

Trong khi đó, nhu cầu bảo vệ môi trường ngày càng tăng và chu kỳ thay thế máy bay chở khách ngày một rút ngắn dẫn đến nhu cầu nâng cấp đội bay của các hãng hàng không.

getty-comac-factory.jpg
Để cạnh tranh với Airbus và Boeing, COMAC cần phải đa dạng các mẫu tàu bay cũng như đảm bảo về quy mô sản xuất cũng như dịch vụ sau bán hàng. Ảnh: Getty Images.

Theo Economic Daily, đến năm 2041, doanh số bán tàu bay chở khách toàn cầu sẽ đạt 42.000 chiếc với tổng giá trị 6.400 tỷ USD. Trong đó, hơn 9.000 máy bay tổng trị giá 1.500 tỷ USD sẽ đến từ Trung Quốc.

Một thị trường béo bở như vậy, Trung Quốc không thể nào bỏ qua và C919 là "trụ cột và tiên phong" trong cuộc cạnh tranh này, Economic Daily nhận định đồng thời đưa ra những cảnh báo mới.

Ba hãng hàng không Trung Quốc đã đặt hàng tổng cộng hơn 300 máy bay C919, đánh dấu một "khởi đầu tốt đẹp" cho dòng tàu bay thân hẹp này.

Tuy nhiên, đây vẫn "chỉ là khởi đầu". Để cạnh tranh với Airbus và Boeing, COMAC phải có được các chứng nhận quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất, độ tin cậy và tính ổn định của chuỗi cung ứng, cũng như tăng giá trị kinh tế của máy bay.

Các cơ quan quản lý của Liên minh châu Âu đã tiến hành kiểm tra thực tế C919 tại Thượng Hải vào tháng 7. Cơ quan hàng không dân dụng của Trung Quốc đã lạc quan hơn về việc nhận được chứng nhận của EU cho máy bay vào năm tới.

Tuy nhiên, khách bay mới là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình định hình tàu bay. Trải nghiệm của hành khách, dữ liệu chuyến bay và phản hồi từ nhiều phân khúc khác nhau sẽ giúp cải thiện sản phẩm.

COMAC đã ký kết thỏa thuận trao đổi nhân sự và đào tạo với Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong vào tháng 8, cho phép nhà sản xuất máy bay này tận dụng nguồn nhân tài quốc tế để đẩy mạnh sản xuất.

Theo SCMP
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
C919 của Trung Quốc có tận dụng được cơ hội khi Boeing gặp khó?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO