North American P-51 Mustang là mẫu máy bay thành công nhất và là niềm tự hào của kỹ thuật hàng không Mỹ trong Thế chiến 2. Được thiết kế trong thời gian 6 tháng, P-51 Mustang được đánh giá là mẫu máy bay có chi phí chế tạo thấp nhưng vẫn rất tin cậy, bền bỉ. Đây cũng là dòng máy bay cánh quạt nhanh nhất trong thế hệ của nó, tốc độ tối đa của mẫu P-51H lên đến 784 km/h. Dòng máy bay này nổi tiếng đến mức nhà thiết kế John Najjar đã lấy cảm hứng để đặt tên cho dòng xe thể thao Ford Mustang. Ảnh: The Flying Bulls. Mitsubishi A6M Zero là mẫu máy bay tiêm kích hạng nhẹ, có khả năng cất hạ cánh trên tàu sân bay. Điểm mạnh lớn nhất của mẫu này là trọng lượng thấp và có hình dạng khí động học tối ưu, linh hoạt trong không chiến quần vòng. Máy bay của Mỹ không thể đánh trả một khi đã bị A6M bám đuôi do bất lợi về tốc độ và tầm bay. Trong thời kỳ đầu của Thế chiến 2, Zero được coi là ác mộng trên không của quân Đồng minh mặt trận Thái Bình dương. Ảnh: Reddit. Messerschmitt Me-262 là chiếc máy bay gắn động cơ phản lực đầu tiên trên thế giới được Đức Quốc xã đưa vào biên chế từ 7/1942. Trong kỷ nguyên máy bay cánh quạt sử dụng động cơ piston, Me-262 nhanh chóng khẳng định vị thế của mình. Trong chưa đến một năm chiến đấu, những chiếc máy bay phản lực Đức đã hạ khoảng 550 máy bay của quân Đồng minh, trở thành loại máy bay nguy hiểm nhất Thế chiến 2. Ảnh: Vintage Aviation. Mikoyan-Gurevich MiG-15 là một trong những máy bay phản lực thành công với cánh xuôi. Trong thời kì đầu của chiến tranh Triều Tiên, nó đã đánh bại mọi loại máy bay cánh thẳng của phương Tây. MiG-15 là một trong những loại máy bay quân sự được chế tạo nhiều nhất với khoảng 13.130 chiếc. Tính cả việc Liên Xô cấp phép cho các nước khác sản xuất, số lượng MiG-15 lên tới khoảng 17.300 chiếc. Ảnh: Aeropedia. North American F-86 Sabre (đôi khi được gọi là Sabrejet) là máy bay chiến đấu có tốc độ cận âm được chế tạo cho Không quân Mỹ. Trong chiến tranh Triều Tiên, F-86 và MiG-15 tạo thành cuộc không chiến phản lực đầu tiên trên thế giới. Cuộc đối đầu này đã đặt dấu chấm hết cho máy bay cánh quạt. F-86 là một trong những máy bay tiêm kích phản lực được các nước Phương Tây sản xuất với số lượng nhiều nhất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Ảnh: Italeri. Mikoyan-Gurevich MiG-21 là máy bay tiêm kích thuần đánh chặn của Liên Xô. Nó có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2 (hơn 2.450 km/h). Vận tốc này vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này. Có khoảng 11.496 chiếc MiG-21 đã được chế tạo (chưa kể khoảng 2.400 chiếc Chengdu J-7 do Trung Quốc mô phỏng lại). MiG-21 là máy bay đánh chặn chủ chốt của không quân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Trong 7 năm, các phi công MiG-21 đã bắn rơi 174 máy bay Mỹ các loại (bao gồm cả B-52, EB-66). Ảnh: War Thunder. Republic F-105 Thunderchief là máy bay chiến đấu một động cơ lớn nhất mà Không quân Mỹ từng có. Đây là dòng tiêm kích ném bom dành cho nhiệm vụ xâm nhập tốc độ cao ở tầm thấp. Chiếc F-105 được biết đến nhiều nhất là máy bay tấn công ném bom chủ yếu tại miền Bắc trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam. Đã có hơn 20.000 phi vụ được Thunderchief thực hiện. Ảnh: Airvector. General Dynamics F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ của Mỹ. Sự linh hoạt và giá thành không quá cao là lý do thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu. Dòng máy bay này đang được sử dụng tại 24 quốc gia. Tính đến năm 2016, F-16 là chương trình máy bay lớn nhất của phương Tây với hơn 4.500 chiếc đã được chế tạo. Ảnh: Military. Mikoyan MiG-29 là máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ tư do Liên Xô thiết kế, chế tạo cho vai trò chiếm ưu thế trên không, bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1983. Hiện nay MiG-29 vẫn được sử dụng bởi Không quân Nga cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. MiG-29 được thiết kế để đối đầu với những loại máy bay tiêm kích hạng nhẹ mới của Mỹ như F-16 Fighting FalconLockheed Martin F-22 Raptor là máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm sử dụng kỹ thuật tàng hình đầu tiên trên thế giới. Đây cũng là chiếc tiêm kích thế hệ năm được đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng sớm nhất từ năm 2005. Máy bay hai động cơ này có thể vượt qua hầu hết mọi đối thủ. Sức mạnh của nó chính là thứ đã ngăn nó bị bán cho các lực lượng quân sự bên ngoài Mỹ. Ảnh: Military.
Theo Tổng hợp
Link bài gốc Copy Link
Copy Link
Link đã được copy
POWERED BY
ONE CMS - A PRODUCT OF
NEKO