Hành khách nhìn thấy nhiên liệu thoát ra từ cánh khi đang bay, có nghĩa máy bay đang cần hạ cánh khẩn cấp.
Trưa 4/6, NHK đưa tin máy bay chở hàng cất cánh tại sân bay Narita, Nhật Bản, phải hạ cánh khẩn cấp do cháy động cơ.
Sự cố đã được phát hiện ngay khi máy bay vừa dời khỏi đường băng, nhưng phải hơn một tiếng sau, quá trình hạ cánh khẩn cấp mới được thực hiện. Thời gian trên được cho là để máy bay xả nhiên liệu xuống biển.
Theo US Today, máy bay thường rời sân bay với tải trọng nặng hơn trọng lượng hạ cánh tối đa cho phép - ngưỡng máy bay có thể hạ cánh mà không bị hư hại. Trong một chuyến bay bình thường, máy bay đốt cháy nhiên liệu để đưa trọng lượng về ngưỡng an toàn khi hạ cánh.
Tuy nhiên, nếu chuyến bay gặp sự cố kỹ thuật hoặc hành khách cần trợ giúp y tế phải hạ cánh sớm, máy bay sẽ không đủ thời gian đốt nhiên liệu. Tổ bay phải nhanh chóng loại bỏ trọng lượng dư thừa và cách dễ nhất để làm điều đó là xả nhiên liệu.
Theo yêu cầu của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), các máy bay thương mại cỡ lớn buộc phải có hệ thống xả nhiên liệu. Tại độ cao 10.000 m, hầu hết nhiên liệu xả ra sẽ bay hơi trước khi rơi xuống.
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp máy bay phải hạ cánh khi chưa đạt đến độ cao cần thiết. Đó là chiếc Boeing 777 của Dela Air Lines quay trở lại ngay sau khi cất cánh từ Los Angeles.
Máy bay phải đổ nhiên liệu khi đang ở độ cao thấp. Điều đáng tiếc xảy ra khi số nhiên liệu đó rơi trúng một trường học.
Trong trường hợp buộc phải hạ cánh trước thời hạn nhưng không quá khẩn cấp, phi công có thể điều khiển máy bay lượn nhiều vòng trên không để đốt nhiên liệu.
Ngày 34/4, máy bay Airbus A380 của British Airways từ Singapore đến London (Anh) gặp trục trặc hệ thống dự báo thời tiết. Dù đây là một lỗi không quá nghiêm trọng, máy bay vẫn phải hạ cánh để sửa chữa.
Không có áp lực về thời gian hạ cánh, chiếc A380 bay vòng tròn qua eo biển Singapore trong suốt 4 giờ trước khi quay trở lại nơi xuất phát.