tạp chí bầu trời

[TRỰC TIẾP] - TBT Nguyễn Phú Trọng: "Đất nước sẽ bước vào giai đoạn tốt đẹp hơn, đáp ứng được nguyện vọng của cử tri cả nước"

Bằng lá phiếu của mình, người dân sẽ lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân để thực thi quyền làm chủ đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Đất nước sẽ bước vào giai đoạn tốt đẹp hơn, đáp ứng được nguyện vọng của cử tri cả nước"

Trả lời phỏng vấn báo chí ngay sau khi bỏ phiếu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết ông vui mừng, phấn khởi, xúc động cùng cử tri cả nước thực hiện quyền công dân của mình. Đây là kỳ bầu cử quốc hội khoá XI, sau hơn 75 năm đất nước giành độc lập, 35 năm đổi mới và được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 131 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

"Tôi tin tưởng, với ý nghĩa quan trọng của cuộc bầu cử lần này, đất nước sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới tốt đẹp hơn, đáp ứng được nguyện vọng của cử tri cả nước", Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết đây là cuộc bầu cử có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 69 triệu cử tri đi bầu cử. Ông tin rằng cử tri sẽ sáng suốt lựa chọn được những đại biểu xứng đáng nhất và cuộc bầu cử sẽ thành công tốt đẹp.

Tổng Bí thư mong muốn tất cả các vị ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp sẽ hết lòng vì nước vì dân, phụng sự Tổ quốc, nhân dân, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đại biểu được cử tri bầu ra ngày hôm nay.

7h sáng 23-5, tại khu vực bầu cử số 4, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bỏ phiếu thực hiện quyền công dân.

7h sáng 23/5, tại khu vực bầu cử số 4, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bỏ phiếu thực hiện quyền công dân. Ảnh Hà Dung.

186491757_321642406098657_908717432857653075_n

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh Hà Dung.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân bỏ phiếu tại Củ Chi

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân và bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên dự lễ khai mạc tại khu vực bỏ phiếu số 41, khu phố 7, thị trấn Củ Chi (H. Củ Chi, TP HCM), trước khi thực hiện quyền công dân bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp.

Công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại khu vực Chủ tịch nước bỏ phiếu được đảm bảo nghiêm ngặt. Ban tổ chức bố trí đo thân nhiệt, sát khuẩn và nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang từ ngoài cổng.

Trước đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân và bí thư Thành ủy TP Nguyễn Văn Nên đã đến thắp hương tại Đài tưởng niệm liệt sĩ nằm trong khuôn viên khu phố 7.

CTN

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bắt tay, thăm hỏi cử tri tại tổ bầu cử số 10 (khu phố 7, Thị trấn Củ Chi). Ảnh: VOV

Chủ tịch Quốc hội: ‘Tôi hồi hộp từng ngày, hồi hộp từng giờ’

Phát biểu sau khi bỏ phiếu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ cảm xúc về ngày đặc biệt, ông gọi là “ngày hội non sông”. Ông đánh giá ở Hải Phòng, không khí bầu cử nô nức, phấn khởi, hăng hái, nhận thấy toát lên từ ánh mắt của mọi người.

Chủ tịch Quốc hội cho biết ông đã thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân ở Hải Phòng, cũng là lần đầu tiên trên cương vị của Chủ tịch Quốc hội. Ông cho biết đây là kỳ bầu cử đặc biệt, diễn ra lúc dịch Covid-19 phức tạp.

“Tôi hồi hộp từng ngày, hồi hộp từng giờ về sự kiện này”, ông chia sẻ.

IMG_20210523_083426

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân ở Hải Phòng, cũng là lần đầu tiên trên cương vị của Chủ tịch Quốc hội. Ảnh Đạt Lê

_BAC3607

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là cử tri đầu tiên thực hiện quyền công dân của mình tại khu vực bỏ phiếu số 18, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bỏ phiếu bầu cử tại khu vực bỏ phiếu số 18, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Trả lời phỏng vấn sau khi bỏ phiếu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ ông rất xúc động khi được tận mắt chứng kiến sự vui mừng, phấn khởi của cử tri Cần Thơ nói riêng và cử tri ĐBSCL nói chung trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần tạo nên một ngày hội thực sự của toàn dân, góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, minh chứng cho kết quả rất tốt đẹp của Đại hội Đảng bộ các cấp và nhất là Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Chúng ta cũng cảm nhận được không khí thực sự tin tưởng, niềm tin của nhân dân, của cử tri với Đảng, Nhà nước được tăng cường.

Theo Thủ tướng, điều quan trọng nhất là tổ chức được cuộc bầu cử dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra để cử tri thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, tự do lựa chọn những người xứng đáng nhất trong số những người đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bầu vào Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và HĐND các cấp – cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Sự lựa chọn đó được thực hiện thông qua một quy trình chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

Điều cử tri mong muốn

9h40': Theo ghi nhận của Phóng viên Phàn Giào Họ tại tỉnh Hà Giang, công tác bầu cử sáng ngày 23/5 diễn ra an toàn, công tác phòng chống covid-19 được thực hiện nghiêm túc tại tất cả các điểm bầu cử trên toàn tỉnh.

Theo đó, tỉnh Hà Giang có 10 người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, 92 người ứng cử Đại biểu HĐND tỉnh, 620 người ứng cử Đại biểu HĐND cấp huyện và 6.822 người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã.

Ghi nhận của phóng viên tại xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình công tác bầu cử cơ diễn ra thuận lợi. Ông Đỗ Bằng Giang, Chủ tịch UBND xã Tân Trịnh cho biết: Toàn xã có 3.107 cử tri, tất cả đều được phát thẻ, đến 8h sáng 23/5, tỉ lệ cử tri bỏ phiếu là 95%. Có 25 cử tri khuyết tật, thương binh, khó khăn trong việc đi lại nên phải mang hòm phiếu đến tận nhà những cử tri này để họ thực hiện quyền công dân.

Cử tri Nguyễn Thị Hoa (SN 1958), trú tại thôn Vén, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình là một trường hợp đặc biệt. Bà Hoa 3 lần bị cắt chân do biến chứng tiểu đường nặng, do đó việc đi lại trở nên khó khăn. Vì vậy UBBC xã Tân Trịnh phải mang hòm phiếu phụ đến tận nhà để giúp bà Hoa thực hiện quyền công dân. Qua đó, bà Hoa cũng mong mỏi, những người trúng cử sẽ tâm huyết và nói lên tiếng nói của nhân dân địa phương.

Cử tri Nguyễn Thị Hoa (SN 1958), trú tại thôn Vén, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình là một trường hợp đặc biệt. Bà Hoa 3 lần bị cắt chân do biến chứng tiểu đường nặng, do đó việc đi lại trở nên khó khăn. Vì vậy UBBC xã Tân Trịnh phải mang hòm phiếu phụ đến tận nhà để giúp bà Hoa thực hiện quyền công dân. Qua đó, bà Hoa cũng mong mỏi, những người trúng cử sẽ tâm huyết và nói lên tiếng nói của nhân dân địa phương.

9h30': Tại TP Vinh, Nghệ An - Trao đổi với phóng viên Nguyễn Văn Tình, anh Nguyễn Hữu Bắc – cử tri tại điểm bỏ phiếu số 3, phường Đông Vĩnh, TP Vinh, Nghệ An chia sẻ: "Là một cử tri, là một doanh nhân, tôi quan tâm và kỳ vọng các ứng cử viên trúng cử sẽ là những người vừa có “đức” vừa có “tài”, đóng góp trí tuệ, tài năng và trách nhiệm của bản thân để xây dựng Nghệ An ngày càng phát triển, nhanh chóng trở thành một tỉnh phát triển như bác Hồ từng mong muốn. Qua các buổi tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử giúp cử tri hiểu rõ hơn về các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đặc biệt, cử tri trên địa bàn đều bày tỏ sự tin tưởng các ứng cử viên trúng cử sẽ làm tròn trọng trách người đại biểu của dân và thực hiện tốt những lời hứa, cam kết trong chương trình hành động. Các Đại biểu Quốc hội tích cực tham gia xây dựng luật, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận công nghệ, thị trường”.

187494294_407044230539996_1301969879268165177_n

Cử tri Nguyễn Hữu Bắc đến điểm bầu cử sớm tranh thủ xem lại chương trình hành động của từng đại biểu.

9h05': Tại Hà Nội, điểm bầu cử số 3, phường Trung Hòa (trụ sở UBND phường Trung Hòa), cô Trần Thị Thẩm, tổ trưởng tổ bầu cử số 3 trao đổi với phóng viên Gia Hải cho biết: "Đến thời điểm hiện tại, đã có 4 trường hợp đến hoàn thiện thủ tục nhận thẻ cử tri và thay đổi điểm bầu cử. Các trường hợp này đều do dịch bệnh Covid-19 (nơi bầu cử là vùng dịch) mà không thể về quê bỏ phiếu được nên đã làm thủ tục thay đổi nơi bỏ phiếu. Trước đó, những trường hợp này đã làm thủ tục bước đầu tại một cửa của Ủy ban nhân dân phường".

Tại khu vực bỏ phiếu số 1, phường Liễu Giai quận Ba Đình, TP Hà Nội. Nguyên Đại tá Nguyễn Đình Văn (96 tuổi) ông tham gia chiến sĩ trung đoàn Thủ đô tham gia tại chiến trường Điện Biên Phủ chia sẻ với nhà báo Hoàng Vượng: "Tất cả các kỳ bầu cử trước đây tôi đều tham gia với mong muốn những người được cử tri lựa chọn sẽ đoàn kết mang trí tuệ của mình để phục vụ đất nước ngày càng tiến lên, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của cử tri".

188985138_817153948900552_573590046400132718_n

Cử tri trao đổi với nhà báo Hoàng Vượng.

Tại Hà Nội, điểm bầu cử số 2, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội: Theo ghi nhận của phóng viên Pháp luật Plus, Công tác bầu cử khu vực này diễn ra an toàn trong không khí vui tươi của các cử tri khi vào đến khu bầu cử. Thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế trong dịch Covid-19 nên hầu hết các cử tri tham gia đều tự giác tuân thủ, nối nhau theo thứ tự đến các bàn của tổ bầu cử để thực hiện quyền bầu cử của mỗi cử tri.

8h45':

185831732_374026250719198_3084697400100658434_n

Điểm bầu cử số 1 phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội Công dân thực hiện quyền bầu cử tại điểm bầu cử ở Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Tại Hà Nội, khu vực bỏ phiếu số 1, điểm Trường Tiểu học Kim đồng - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội: Nhà báo Quốc Cường cho biết, Công tác phục vụ bầu cử được UBND quận Ba Đình và UBND phường Giảng Võ chuẩn bị rất chu đáo.

Từ 7h sáng, các thành viên trong ban phục vụ đã có mặt để làm nhiệm vụ. Ngay từ cổng vào, tại 2 bàn tiếp đón đã chuẩn bị dụng cụ y tế cần thiết phục vụ cử tri để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân trong dịp cả nước phòng chống dịch Covid-19. Bên trong khu bầu cử các bàn tiếp đón cử tri được bố trí dãn cách rất tươm tất và ngăn nắp.

Đa số cử tri tại điểm này là những cán bộ lão thành, người làm việc tại các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị doanh nghiệp sinh sống tại các nhà tập thể, chung cư trên địa bàn. Từ sáng sớm mọi người đã ăn mặc quần áo chỉnh tề, lần lượt nối nhau theo khoảng cách khuyến cáo 5k của Bộ Y tế vào khu vực bỏ phiếu để thực hiện quyền bầu cử của mình.

Ghi nhận của phóng viên Pháp luật Plus, tại điểm bầu cử số 1 phường Giảng Võ sáng nay đang diễn ra rất trật tự, ai ai cũng tươi cười nhẹ nhàng, lộ rõ sự hân hoan trong ngày hội toàn dân này.

Cu tri HG Bo Phieu

Cử tri Hậu Giang bỏ phiếu.

Tại Hậu Giang, theo phóng viên Trần Hữu Lễ ghi nhận, tại các điểm bầu cử, tất cả đều đã sẵn sàng, đặc biệt là công tác phòng chống dịch Covid-19. Tại đây cử tri được cán bộ y tế hướng dẫn giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn trước lúc bước vào khu vực bầu cử.

Bi thu tinh Hau Giang - Le Tien Chau bo phieu

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang ông Lê Tiến Châu bỏ phiếu ở Khu vực bầu cử số 04, TT Cây Dương, huyện Phụng Hiệp.

Chu tich Hau Giang - Dong van Thanh bo phieu

Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, Đồng Văn Thanh bỏ phiếu ở Khu vực bầu cử số 01, phường 1, TP Vị Thanh.

Toàn tỉnh Hậu Giang có 880 khu vực bầu cử, tổng số cử tri là 540.371 được lập và niêm yết. Cụ thể, có 2 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội; 12 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh; 73 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện; 502 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã. Số người ứng cử đại biểu Quốc hội được lập danh sách chính thức qua vòng hiệp thương thứ ba là 10 người, để bầu 06 đại biểu; số người ứng cử viên HĐND tỉnh là 81 người, để bầu 50 đại biểu; số người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện là 408 người để bầu 246 đại biểu; số người ứng cử viên HĐND cấp xã là 3.188 người để bầu 502 đại biểu.

Trước đó, ngày 21/5, toàn lực lượng vũ trang của tỉnh Hậu Giang đã được tổ chức bầu cử sớm. Mục đích cho 2 lực lượng vũ trang bỏ phiếu sớm là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giữ gìn an ninh trật tự để cuộc bầu cử ngày 23/5 thành công tốt đẹp.

Để đảm bảo an toàn cho cuộc bầu cử, ngành y tế Hậu Giang đã ban hành phương án về việc đảm bảo y tế, phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tổ chức bầu cử. Theo phương án này, ngành y tế sẽ bố trí đầy đủ cán bộ y tế làm nhiệm vụ tại 880 khu vực bỏ phiếu để thực hiện các biện pháp để sàng lọc, nhắc nhở bà con cử tri và các ứng cử viên chấp hành nghiêm túc các quy định phòng dịch, nhất là đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và giữ khoảng cách.

Tại Bắc Giang trong những ngày qua được cả nước quan tâm, lo lắng bởi dịch Covid-19 đang hiện hữu và có diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Ủy ban bầu cử Bắc Giang đã làm hết sức mình để nhân dân đi bỏ phiếu bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra thành công tốt đẹp, an toàn.

Được biết, toàn tỉnh Bắc Giang có 1.948 khu vực bỏ phiếu, 1.369.033 cử tri, 1.948 hòm phiếu chính và 2.333 hòm phiếu phụ.

20210523072641-6-2

Đúng 7 giờ, ngày 23/5, đồng chí Dương Văn Thái - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang đã dự khai mạc, bỏ phiếu bầu cử thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân tại Tổ dân phố số 5, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang). Được biết, Tổ dân phố số 5 có tổng số 1.043 cử tri bầu đủ 4 cấp; 198 cử tri tham gia bầu 2 cấp. Ảnh BBG.

186511903_2929252123998665_8521050621619530112_n-2

Từ tâm dịch Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Ủy ban bầu cử huyện Việt Yên cho biết: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và địa phương năm 2021. Trong khi đó, tại huyện Việt Yên tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp, khó lường, đặc biệt trong thời gian cách ly xã hội đối với toàn huyện. Huyện đã củng cố các tổ phòng chống dịch cộng đồng ở từng khu dân cư; thông tin, tuyên truyền đến từng gia đình, từng người dân về cách thức bầu cử trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 phải tổ chức bầu cử tại nhà, tại các khu các ly tập trung; cấp phát đồ bảo hộ y tế cho các thành viên và các lực lượng tham gia công tác bầu cử để đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Tuyệt đối không lơ là, chủ quan; phải nắm chắc kịch bản, phương án bảo đảm vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa tổ chức thành công cuộc bầu cử, giữ tuyệt đối an toàn cho cử tri và các thành viên phục vụ công tác bầu cử. Ảnh Vũ Hùng.

8h30': Tại Hà Nội, trao đổi với phóng viên Nguyễn Thượng, ông Lại Đông Biên (Bí thư chi bộ trưởng ban công tác mặt trận tổ trưởng tổ bầu cử số 3, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, TP hà Nội) cho biết: Lần bầu cử diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi dịch Covid đang hoành hành. Để đảm bảo công tác bầu cử diễn ra thành công, chúng tôi đã bố trí rất cẩn thận. Mỗi cử tri đến đều được sát khuẩn tay, đeo khẩu trang cẩn thận và xếp hàng đúng quy định.

186480884_4360369824024192_4787608218375540307_n

Ông Lại Đông Biên, Bí thư chi bộ trưởng ban công tác mặt trận tổ trưởng tổ bầu cử số 3, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân.

Tại Nghệ An, Trao đổi với phóng viên Nguyễn Nam, ông Nguyễn Văn Vinh (70 tuổi, khối 9, thị trấn Hưng Nguyên) cho biết: "Các đại biểu đã có các chương trình hành động, mong rằng thực hiện được các chương trình đó. Nhân dân rất tin tưởng các đại biểu làm tròn trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Cá nhân tôi hy vọng và tin tưởng từ thành công của đợt bầu cử dịch bệnh sẽ qua đi, các đại biểu cùng nhân dân sẽ xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc".

186457304_477606256641302_2217213736234817296_n

Ông Nguyễn Văn Vinh (70 tuổi, khối 9, thị trấn Hưng Nguyên) tìm hiểu tiểu sử các ứng viên.

8h10': Tại Đà Nẵng: Phóng viên Nguyễn Tuấn cho biết: Từ 7 giờ sáng ngày 23/5, tại khu vực phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng cũng bắt đầu diễn ra bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và Đại biểu HDND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo tổ thư ký bầu cử phường Nại Hiên Đông cho biết, trên địa bàn phường có 1.799 cử tri trên 9 tổ chia ra hai khu vực Nại Hưng 1A và Nại Hưng 3A. Ngoài ra có khu vực cách ly ở tổ 65 thuộc Nại Hưng 3A có 68 cử tri được bầu riêng tại địa điểm Nại Hiên Đông 8 - Bùi Huy Bích.

187554043_321619529495524_122699886751440753_n

Theo tổ thư ký bầu cử phường Nại Hiên Đông cho biết, trên địa bàn phường có 1.799 cử tri trên 9 tổ chia ra hai khu vực Nại Hưng 1A và Nại Hưng 3A.

Tại Hà Nội, cử tri Nguyễn Đức Dương (21 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) lần đầu tiên đi bầu cử, cảm thấy rất vui và hào hứng, Dương mong muốn cùng với các cử tri Thủ đô sẽ chọn được những người thực sự có đức, có tài để gánh vác trọng trách, đáp lại sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân - Phóng viên Ngọc Huy ghi nhận tại

189947281_149070827130343_6033458794418422610_n

Cử tri Nguyễn Đức Dương.

190974523_1188273144943787_2896425599053973680_n

Điểm bầu cử “Nhà văn hoá Xóm Hà”, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Theo phóng viên Xuân Thái đưa tin, bà Lê Thị Minh Hường, PGĐ Xí nghiệp QL nhà ở xã hội, Tổ trưởng tổ bầu cử số 8 Khu nhà ở CN xã Kim Chung, huyện Đông Anh cho biết: Do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nên hầu hết các công nhân không về quê bầu cử mà phải ở lại. Tổ bầu cử số 8 tại KCN Bắc Thăng Long là đơn vị khá đặc biệt vì hầu hết 100% cử tri là công nhân, ở đây phục vụ công tác bầu cử cho công nhân tại KCN Bắc Thăng Long và KCN Quang Minh (Mê Linh).

Mặc dù lượng công nhân khá đông, nhưng theo ghi nhận của phóng viên, việc bầu cử vẫn diễn ra an toàn, thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế. Mỗi cử tri đi bầu cử đều đứng cách nhau tối thiểu 2m và xếp hàng ngay ngắn. Toàn bộ công nhân đến bầu cử đều đeo khẩu trang đúng quy định, lực lượng làm công tác phục vụ tại tổ bầu cử thường xuyên nhắc nhở những người đến bầu cử giữ khoảng cách.

Theo chị Hường thì việc bầu cử sẽ không ảnh hưởng đến việc thu xếp công việc của các CN tại hai KCN này. Vì thời gian diễn ra bầu cử dài, các công nhân làm việc theo ca nên vẫn sắp xếp thời gian trong ngày đến bầu cử đúng quy định.

186496856_157150219708785_2300896377120055184_n

Anh Lê Xuân Hải.

Anh Lê Xuân Hải (37 tuổi), quê Thanh Hoá, là công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long vui vẻ chia sẻ trao đổi với phóng viên Văn Đại cho biết: "Đây là lần đầu tiên tôi tham gia bỏ phiếu tại đây, vì năm nay do tình hình dịch bệnh, nên chúng tôi không bầu cử ở quê được nên được thực hiện bầu cử tại đây. Tôi nhận được phiếu bầu cử từ tuần trước và cũng đã tìm hiểu, đọc kỹ các quy tắc, quy định về bầu cử, đặc biệt các quy định về phòng chống dịch trước và sau khi bầu cử".

Tôi cũng đã đọc và tìm hiểu về các Đại biểu, tôi cũng đã chọn những Đại biểu mình tin tưởng và mong muốn các vị Đại biểu được bầu sẽ luôn là nơi chúng tôi gửi gắm những tâm tư nguyện vọng, được các Đại biểu lắng nghe và góp phần vào sự phát triển chung của địa phương, cũng như thúc đẩy sự phát triển của khu công nghiệp chúng tôi làm việc", anh Hải chia sẻ.

189494721_4233701726695383_5743858270622009459_n

Các cử tri khi đến bỏ phiếu phải tuân thủ nghiêm công tác phòng chống dịch Covid-19, đeo khẩu trang, đo nhiệt độ. Ảnh ghi nhận tại điểm bầu cử phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ảnh Ngọc Huy.

189908923_539413433739807_4606258779295769752_n

Tại điểm bầu cử số 8 phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm TP Hà Nội. Công tác bầu cử được diễn ra chặt chẽ, an toàn. Trao đổi với Pháp luật Plus, ông Trương Quốc Cương - Phó Chủ tịch phường Phú Diễn cho biết: Tại điểm bầu cử số 8 có 2.118 cử chi đi bỏ phiếu. Tất cả các cử chi đến bỏ phiếu thực hiện quyền công dân của mình đều phải rửa tay sát khẩu, đo thân nhiệt và khai báo y têd bằng tờ khai y tế bắt buộc để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19. Ảnh Đình Quyết.

190173958_141217644664954_1213091828169377302_n

Hai vợ chồng bác Trọng, bác Dậu vừa bầu bỏ phiếu xong và ra về với nguyện vọng duy nhất, các đại biểu sẽ dành hết tâm sức để phụng sự nhân dân, phụng sự tổ quốc. Ảnh Gia Hải ghi nhận tại điểm bầu cử tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.

6h55': Tại Hà Nội, quận Cầu Giấy có 10 đơn vị bầu cử tại 08 phường với 89 khu vực bỏ phiếu; Do tình hình dịch Covid-19, đa số sinh viên các trường đại học trên địa bàn quận nghỉ về quê học trực tuyến nên đã giảm 03 khu vực bỏ phiếu còn 86 khu vực bỏ phiếu với 157.201 cử tri (tính đến 17h ngày 22/5/2021).

190305480_329636861950220_5074347931467303914_n

Tại điểm bầu cử 34T có 3050 cử tri, có 1 Đảng viên 50 năm tuổi Đảng là bác Lê Ngọc Trọng, sinh năm 1944, nhà tại đường Hoàng Đạo Thúy. Theo lời bác Lê Ngọc Trọng thì gia đình Bác có tổng số 5 cử tri nhưng hơn 50 năm nay, thành viên nào trong gia đình bác cũng tự mình đi bầu cử.

Cũng tại điểm bầu cử 34T, Chủ tịch HĐND quận Cầu Giấy Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Doãn Quảng, Trưởng ban Dân vận TP Hà Nội và lãnh đạo phường, tổ bầu cử số 4 tại Trung Hòa, tổ phiếu số 4 đã có mặt dự lễ khai mạc.

190616640_2868198670114019_2834401003940191393_n

Quận Cầu Giấy có 10 đơn vị bầu cử tại 08 phường với 89 khu vực bỏ phiếu.

Phóng viên Hoàng Vượng có mặt tại Điểm bầu cử số 9, quận Bắc Từ Liêm cho biết: "Tại điểm bầu cử số 9 có hơn 1.500 cử tri đi bầu, ngay từ sáng sớm, tại địa điểm bầu này, Tổ bầu cử đã tổ chức bàn, ghế cho các cử tri, đảm bão khoảng cách để phòng chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các y bác sĩ cũng có mặt tại điểm bầu cử để phục vụ y tế khi cần thiết".

190166020_514486206250614_2153954408670800312_n

Tại Khu vực điểm bỏ phiếu tại trường Mầm non Hoa sữa. Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ông Chu Ngọc Anh đã có mặt. Ảnh Nguyễn Tâm.

189819880_384092396219578_6501210893872828144_n

Là cử tri bỏ phiếu nhiều lần, ông Sáng (khu tập thể Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Tôi đã tìm hiểu kỹ các đại biểu về trình độ chuyên môn, học vấn, nơi công tác...qua đó thấy được các đại biểu đều có trình độ học vấn cao. Tôi mong muốn đại biểu có đức có tài, giúp dân giàu, nước mạnh. Ảnh Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh bỏ phiếu. Ảnh Nguyễn Tâm.

Tại Hà Tĩnh, dự kiến sẽ có khoảng 850.000 cử tri ở Hà Tĩnh tham gia bỏ phiếu bầu 7 đại biểu Quốc hội, 54 đại biểu HĐND tỉnh, 418 đại biểu HĐND huyện và 5.011 đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021- 2026. Để đảm bảo an toàn cho cuộc bầu cử, ngành y tế Hà Tĩnh đã ban hành phương án về việc đảm bảo y tế, phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tổ chức bầu cử.

Theo phương án này, ngành y tế sẽ bố trí đầy đủ cán bộ y tế làm nhiệm vụ tại 1.445 khu vực bỏ phiếu để thực hiện các biện pháp để sàng lọc, nhắc nhở bà con cử tri và các ứng cử viên chấp hành nghiêm túc các quy định phòng dịch, nhất là đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và giữ khoảng cách.

188136816_2615404465434618_6566901058573911014_n

Các cử tri và các ứng cử viên chấp hành nghiêm túc các quy định phòng dịch, nhất là đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và giữ khoảng cách.

Từ sáng sớm, nhiều cửa tri tại Nghệ An, Hà Tĩnh đã thức dậy từ sớm đến điểm bỏ phiếu tranh thủ xem lại danh sách các đại biểu. Tại các điểm bầu cử, tất cả đều đã sẵn sàng, đặc biệt là công tác phòng chống dịch Covid-19.

Tại đây cử tri được cán bộ y tế hướng dẫn giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn trước lúc bước vào khu vực bầu cử. Toàn tỉnh Nghệ An có 3.416 tổ bầu cử với tổng số hơn 2 triệu cử tri được lập và niêm yết.

Cụ thể, có 5 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội; 26 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh; 216 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện; 3.242 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã. Số người ứng cử đại biểu Quốc hội được lập danh sách chính thức qua vòng hiệp thương thứ ba là 23 vị để bầu 13 đại biểu; số người ứng cử viên HĐND tỉnh là 137 vị để bầu 83 đại biểu; số người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện là 1.222 vị để bầu 737 đại biểu; số người ứng cử viên HĐND cấp xã là 18.333 vị để bầu 10.996 đại biểu.

Trước đó, ngày 21/5, khoảng 42.696 cử tri của các huyện vùng cao Nghệ An gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông đã đi bầu cử sớm tại 207 điểm bỏ phiếu sớm.

Những điểm bầu cử sớm này nằm ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, khu vực địa hình phức tạp, phương tiện giao thông chưa hoàn thiện, việc di chuyển từ các khu vực bỏ phiếu đến trụ sở làm việc của các ban bầu cử gặp nhiều khó khăn. Mục đích bỏ phiếu sớm là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác báo cáo, tổng hợp và xử lý kết quả bầu cử ở các khu vực này được thuận lợi; tạo sự thống nhất, đồng bộ trong cả tỉnh.

187967889_175521731142269_7107033849042642170_n

Khai mạc bầu cử tại điểm bầu cử số 12, tổ bầu cử khối 14 phường Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An (nơi bà Võ Thị Minh Sinh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An bỏ phiếu bầu cử).

6h45: Tại Khu vực bỏ phiếu số 03: Tổ dân phố số 05-06, phường Xuân Phương, Nam Từ Liêm đã tiến hành lễ chào cờ trong không khí trang nghiêm, đảm bảo an toàn trong phòng và chống dịch.

186462047_1111574039312318_102075248417379572_n

Dự lễ bầu cử có ông Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy Ban Pháp luật của Quốc hội.

188888707_175841984541722_8085488659655104454_n

Cùng lãnh đạo UBND quận Nam Từ Liêm, Đảng ủy, UBND Phường Xuân Phương cùng đại diện người cao tuổi, tôn giáo và cử tri trên địa bàn.

Người dân phường Trưng Trắc (TP Phúc Yên, Vĩnh Phúc) bắt đầu đến địa điểm bỏ phiếu. Điều cử tri băn khoăn nhất là làm thế nào để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân mà vẫn đảm bảo an toàn, không bị nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19.

189369171_965144070907463_1257010559572601919_n

6h30': Theo ghi nhận của Phóng viên, tại Khu vực bỏ phiếu số 13, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân (TP Hà Nội), mọi công tác chuẩn bị tại nơi đây đã hoàn thành. Khu vực lối vào điểm bầu cử có người hướng dẫn rõ ràng, yêu cầu đeo khẩu trang là điều bắt buộc, và được đo thân nhiệt 100% ngay từ bên ngoài.

Theo tin từ Sở Nội vụ - Cơ quan Thường trực Ủy ban Bầu cử TP Hà Nội, tổng hợp đến cuối ngày hôm nay (22/5), trên toàn Thành phố Hà Nội có tổng số cử tri sẽ tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (tổ chức vào ngày 23/5/2021) là 5.448.922 cử tri, chia làm 4.825 tổ bầu cử tại 30 quận, huyện, thị xã.

Trong đó, đáng chú ý, quận Hoàng Mai là địa bàn có số lượng cử tri lớn nhất toàn Thành phố, với tổng số 295.121 cử tri, chia làm 190 khu vực bỏ phiếu - cũng là đơn vị có số lượng khu vực bỏ phiếu lớn nhất. Trong khi đó, quận Tây Hồ có tổng số cử tri và số khu vực bỏ phiếu ít nhất trong 30 quận, huyện, thị xã, với 108.751 cử tri, chia làm 73 khu vực bỏ phiếu.

baucuThanhXuan

Khu vực bầu cử số 13 phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

6h15': Phóng viên Trần Văn Tấn có mặt tại điểm bầu cử tại TP Phúc Yên (Vĩnh Phúc) cho biết: Ngay từ sáng sớm, ông Phạm Hoàng Anh - Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã có mặt để kiểm tra, hướng dẫn về quy chế bầu cử tại Phường Trưng Trắc, TP Phúc Yên.

Được biết, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập 1.165 Ban bầu cử (2 Ban bầu cử Quốc hội, 13 Ban bầu cử đại biểu HĐND tỉnh, 88 Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, 1.062 Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã).

Đã phê duyệt 1.104 khu vực bỏ phiếu và quyết định thành lập 1.104 tổ bầu cử để thực hiện các nhiệm vụ bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND.

Đến nay, còn 1.103 khu vực bỏ phiếu và 1.103 tổ bầu cử, giảm 1 khu vực bỏ phiếu thuộc thành phố Vĩnh Yên, do Trường đại học Công nghệ giao thông vận tải cho sinh viên nghỉ học tập trung, về nhà học trực tuyến nên cơ sở vật chất của trường được trưng tập thành lập khu cách ly tập trung của tỉnh.

Ông Phạm Hoàng Anh - Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (thứ 2 từ phải sang) hướng dẫn về quy chế bầu cử tại Phường Trưng Trắc, Thành phố Phúc Yên.

Ông Phạm Hoàng Anh - Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (thứ 2 từ phải sang) hướng dẫn về quy chế bầu cử tại Phường Trưng Trắc, Thành phố Phúc Yên.

Phóng viên Trần Văn Tấn cũng cho hay: "Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều khu cách ly tập trung, nhiều địa bàn bị giãn cách xã hội, để đảm bảo mọi công dân đều được thực hiện quyền bầu cử, Ủy ban Bầu cử tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Bầu cử các huyện, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã rà soát, thống kê, cập nhật danh sách các cử tri trên địa bàn, nhất là những cử tri già yếu, ốm đau; thường xuyên cập nhật danh sách cử tri là những người bị cách ly để có phương án thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử, về người ứng cử đến cử tri và phương án để những cử tri này được thực hiện quyền bầu cử".

hieuunganh.com_60a9945605efb

Phóng viên Trần Văn Tấn (phải) có cuộc trao đổi nhanh với ông Phan Tiến Dũng - Chủ tịch UBND thành phố Phúc Yên.

anh_1-1621248727689

Gần 70 triệu cử tri cả nước sẽ thực hiện quyền bầu cử của mình. (Ảnh: Nhân dân)

Hôm nay - Chủ nhật (ngày 23/5/2021) sẽ là ngày hội lớn của gần 70 triệu người dân Việt Nam, với niềm hạnh phúc lớn lao, mọi công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình bầu ra đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta, sau 35 năm, đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là bầu ra người đại diện, thay mặt toàn thể Nhân dân xây dựng Hiến pháp, Pháp luật, giám sát các cơ quan chính quyền và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và của các địa phương sao cho phù hợp nhất với tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, để bộ máy Nhà nước thực sự là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Bầu chọn đúng người có tâm, có đức với Tổ quốc, với Nhân dân thì đất nước phồn vinh, Nhân dân ấm no, hạnh phúc, mỗi nhà, mỗi người đều được an khang, thịnh vượng.

Trong ngày bầu cử đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, công bố, việc bỏ phiếu sẽ được bắt đầu từ 7h sáng và thực hiện liên tục cho đến 7h tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 5h sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 9h tối cùng ngày.

Mỗi cử tri đi bỏ phiếu, không chỉ là bầu chọn người đại diện cho chính mình mà còn là chọn người đại diện cho Nhân dân cả nước (nếu là bầu Đại biểu Quốc hội), bầu người đại diện cho nhân dân cả tỉnh, thành phố, địa phương của mình (nếu là bầu cử Đại biểu HĐND các cấp).

Một đại biểu được một người bầu chọn thì sự lựa chọn đó có thể còn cảm tính, chủ quan. Nhưng một người cùng được nhiều người dân bầu chọn thì tính đúng đắn của bầu chọn cao hơn rất nhiều; khả năng chọn được đúng người có tài, có đức sẽ cao hơn.

Dự kiến tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV được bầu là 500 đại biểu. Số lượng đại biểu HĐND đối với từng loại đơn vị hành chính: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, phường, thị trấn căn cứ vào dân số, đặc điểm vùng miền (miền núi, vùng cao, hải đảo...) và số lượng đơn vị hành chính trực thuộc.

Khác với các địa phương khác, từ nhiệm kỳ 2021-2026, Hà Nội sẽ không tổ chức Hội đồng nhân dân phường; TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, Hội đồng nhân dân phường.

Cuộc bầu cử lần này diễn ra trên toàn quốc nhưng trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, kịch bản cho từng tỉnh, từng khu vực là khác nhau, thậm chí trong một tỉnh, điểm bầu cử này cũng khác với điểm kia. Do vậy, linh hoạt, chủ động và tuân thủ quy định 5K sẽ góp phần tạo nên sự an toàn và thành công cho Ngày bầu cử 23/5.

Thời gian qua, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, các Bộ, ngành, địa phương vừa tập trung quyết liệt cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, vừa tích cực chuẩn bị cho công tác bầu cử. Các cơ quan liên quan đã chủ động xây dựng phương án phòng chống dịch tại các điểm bầu cử.

*Ấn F5 để tiếp tục cập nhật!

Nhóm PV/Phapluatplus.vn

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận