tạp chí bầu trời

TP.HCM: Triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 diện rộng, tăng cường mở rộng “vùng xanh”

UBND TP.HCM vừa có văn bản số 2716/KH-UBND về triển khai công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn. Việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm có sự tham gia của Tổ trưởng hoặc Tổ phó Tổ dân phố, Tổ nhân dân, Ban điều hành khu phố.

Theo kế hoạch, từ ngày 15/8 ngày 22/8, thực hiện giải phóng vùng sạch và đánh giá nguy cơ tại các vùng có tỷ lệ lây nhiễm cao;  từ ngày 23/8 đến ngày 31/8, thực hiện tách nguồn lây nhiễm mạnh; từ ngày 1/9 đến ngày 15/9, duy trì và kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng.

UBND TP.HCM yêu cầu các địa phương cần chủ động, bám chắc địa bàn dựa trên các tiêu chí về phong tỏa, các mức nguy cơ theo thực tiễn hiện nay tại địa bàn các khu dân cư. Trong đó, dựa vào tình hình dịch bệnh thực tế hiện nay tại TP, các mức nguy cơ được xác định trên phạm vi Tổ dân phố.

Tổ nhân dân theo các tiêu chí sau: Tổ dân phố, Tổ nhân dân có mức bình thường mới được chia thành 2 mức: Tổ dân phố, Tổ nhân dân đạt “vùng cận xanh” khi không có hộ gia đình có ca F0 mới trong vòng 7 ngày. Nếu trên 14 ngày không có ca F0 mới thì được xác định 1 Tổ dân phố, Tổ nhân dân đạt “vùng xanh”. Tổ dân phố, Tổ nhân dân có mức nguy cơ (vùng vàng): Khi trong vòng 7 ngày có 1 hộ gia đình có ca F0, nhưng không có mối giao lưu, tiếp xúc với các hộ gia đình khác trong Tổ. Tổ dân phố, Tổ nhân dân có mức nguy cơ cao (vùng cam): Khi trong vòng 7 ngày có 2 hộ gia đình có ca F0 hoặc có 1 hộ gia đình có ca F0, nhưng có mối giao lưu, tiếp xúc với các hộ gia đình khác trong Tổ. Tổ dân phố, Tổ nhân dân có mức nguy cơ rất cao (vùng đỏ): Khi trong vòng 7 ngày có từ 3 hộ gia đình có ca F0 trở lên.

Trên cơ sở số liệu về các trường hợp mắc bệnh dựa theo thời gian mắc bệnh trên địa bàn Tổ dân phố, Tổ nhân dân, UBND quận, huyện và TP Thủ Đức chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn lập danh sách phân loại mức độ nguy cơ theo Tổ dân phố, Tổ nhân dân với các “mức nguy cơ” như trên. Trên cơ sở diễn biến tình hình dịch bệnh và đánh giá các mức nguy cơ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 TP sẽ điều chỉnh chiến lược xét nghiệm cho phù hợp với thực tiễn đảm bảo được mục tiêu kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

Đối với bệnh nhân tại bệnh viện điều trị Covid – 19,  lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ định của cơ sở điều trị. Đối với F0 tại các khu cách ly tập trung quận, huyện, TP Thủ Đức, đảm bảo phải có kết quả RT - PCR trong 24 giờ sau khi tiếp nhận vào khu cách ly; Xét nghiệm RT - PCR mẫu đơn ngày thứ 7, nếu kết quả âm tính hoặc dương tính nhưng chỉ số CT > 30 thì được xuất viện theo dõi điều trị tại nhà.

Đối với F0 đang được cách ly, chăm sóc, theo dõi, điều trị tại nhà, thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế. Đối với F1 tại các khu cách ly tập trung của TP, quận, huyện, TP Thủ đức hoặc cách ly tại nhà: Lấy mẫu lần 1 vào ngày đầu tiên bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên; Lấy mẫu lần 2 vào ngày thứ 14 kể từ khi được cách ly bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

Đối với xét nghiệm cộng đồng, thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp RT - PCR mẫu gộp (10) đại diện hộ gia đình tại các Tổ dân phố, Tổ nhân dân thuộc “vùng xanh” và “cận xanh”; Tần suất 2 lần, cách nhau 7 ngày; dựa vào kết quả xét nghiệm và các điều kiện khác để “giải phóng vùng sạch”, với các tiêu chí: Không có trường hợp dương tính sau 2 lần xét nghiệm hoặc có trường hợp dương tính nhưng chỉ số CT230; Tỷ lệ tiêm chủng đạt 50% (đối tượng > 18 tuổi); Có khả năng đảm bảo thực hiện giãn cách trong cộng đồng. Tại các vùng nguy cơ (vùng vàng), cần thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên, có trọng điểm bằng phương pháp RT PCR mẫu gộp (5) đại diện hộ gia đình, từng bước tiến đến xét nghiệm đại diện toàn bộ các hộ gia đình để chuyển “vùng vàng” thành “vùng xanh”.

Đối với các khu phong tỏa, cần tổ chức xét nghiệm để thu gọn phạm vi, biến khu phong tỏa thành điểm phong tỏa; Thực hiện xét nghiệm gộp mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo hộ gia đình. Trường hợp dương tính, cần tiến hành giải gộp bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên và hướng dẫn cách ly, chăm sóc, xét nghiệm và điều trị theo quy định. Trường hợp âm tính, có thể giải phong tỏa nếu đủ điều kiện và tiếp tục theo dõi thực hiện xét nghiệm lại khi phát hiện những trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm SARS - CoV – 2.

Đối với các khu vực vẫn tiếp tục phong thì tổ chức xét nghiệm lại sau 5 đến 7 ngày để tiếp tục thu hẹp thành điểm phong tỏa, tiến tới giải phong tỏa khi đủ điều kiện. Đối với nơi ngoài khu vực khu phong tỏa, thực hiện xét nghiệm RT - PCR mẫu đơn đối với người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi rút SARS-CoV-2.  Tùy vào điều kiện thực tiễn, thực hiện giám sát ngẫu nhiên ở địa bàn dân cư có nhiều yếu tố nguy cơ lây nhiễm theo phương pháp mẫu gộp hộ gia đình (bằng phương pháp RT - PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên).

Đối với các đơn vị đang được phép hoạt động ở một số lĩnh vực có tiếp xúc nhiều như: Y tế, Quân đội, Công an, nhà máy, doanh nghiệp, giao hàng (shippe )... ngoài các biện pháp phòng, chống dịch như quy định hoặc hướng dẫn của các cơ quan chức năng, cần chủ động giám sát bằng xét nghiệm (kháng nguyên nhanh hoặc RT - PCR) trên nguyên tắc như: Tự xây dựng kế hoạch, tự thực hiện, tự xét nghiệm; tự kiểm tra đối với nhân viên của đơn vị mình vào định kỳ mỗi 7 ngày.

Đối với các trường hợp F0 phát hiện ở cộng đồng, được xét nghiệm bằng xét nghiệm RT - PCR hoặc bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên: Nếu không có triệu chứng, tổ chức cho cách ly, chăm sóc, theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của ngành y tế. Nếu có triệu chứng hoặc có các yếu tố nguy cơ như mắc các bệnh nền, béo phì hoặc ở trong khu dân cư có nguy cơ lây lan cao thì chuyển đến các cơ sở cách ly, cơ sở điều trị để được theo dõi và xử lý kịp thời.  

Đông Sa

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận