Quy định

Phi công 'đau đầu' với hệ đo lường hàng không

Thắng Nguyễn 02/07/2024 05:20

Phi công bay quốc tế phải xử lý các loại đơn vị phức tạp hàng ngày. Đây là một khó khăn bổ sung cho nghề nghiệp vốn đã đầy thách thức.

Trước đây, Liên Xô và các nước trong khối XHCN sử dụng hệ đo lường SI trong khi hàng không thế giới sử dụng hệ đo lường imperial (hay còn gọi là hệ đo lường Anh). Nga mới đây đã chuyển qua sử dụng hệ imperial dùng cho hàng không, nhưng những hệ thống trên tàu bay thế hệ cũ lại chưa được chuyển đổi.

Ngày hay, chỉ có duy nhất hàng không Trung Quốc và Triều Tiên vẫn duy trì hệ đo lường SI. Điều này khiến các phi công phải đau đầu khi bay qua khu vực không phận rộng lớn này.

Máy đo độ cao cần hiệu chỉnh cho từng mức áp suất khí quyển khác nhau. Chỉ số này do các trạm mặt đất cung cấp cho phi công. Có 3 đơn vị đo áp suất là: inch thủy ngân (inHg), hectopascal (hPa) hoặc millibar (mb).

splash(1).jpg
Quá nhiều đơn vị đo lường mà phi công cần phải nhớ. Ảnh: AeroSavvy.

Bắc Mỹ và Nhật Bản sử dụng đơn vị inch thủy ngân trong khi phần còn lại của thế giới hàng không dùng hectopascal (milibar và hectopascal bằng nhau). Điều này khiến các nhà sản xuất máy bay phải cung cấp cả 2 đơn vị đo áp suất trong máy đo của mình.

Một phi công Mỹ cho biết khi bay vào không phận theo hệ SI, anh ta phải sử dụng thẻ chuyển đổi. “Khi Cơ quan Kiểm soát không lưu Thượng Hải cho phép chúng tôi hạ xuống độ cao 3.600 m, chúng tôi kiểm tra thẻ và hạ xuống mức tương đương 11.800 ft”.

Trong giờ cao điểm tại sân bay như Thượng Hải và Bắc Kinh, các nhân viên kiểm soát không lưu sẽ thông báo rất nhanh. Họ thường sẽ chỉ định cho phi công tốc độ và độ cao bằng đơn vị mét trong một lần gọi. Thao tác thực hiện chuyển đổi đơn vị độ cao làm tăng thêm tác vụ giữa môi trường đầy căng thẳng của phi công khi hạ cánh.

Trên toàn thế giới, nautical mile (hải lý) là tiêu chuẩn để đo khoảng cách máy bay di chuyển trên không.

Hầu hết thế giới đo chiều dài đường băng bằng mét trong khi Bắc Mỹ sử dụng feet. Các nước đo tầm nhìn của sân bay bằng mét, Bắc Mỹ sử dụng dặm Anh.

Khi báo cáo thời tiết, các sân bay ở Trung Quốc và Nga đo tốc độ gió bằng mét trên giây (m/s). Phần còn lại của thế giới báo cáo gió theo đơn vị knots (hải lý/giờ).

Nếu đài không lưu Thượng Hải thông báo tốc độ gió là 7 m/s, phi công cần phải hiểu tốc độ gió khoảng 14 knots (hải lý/giờ).

Đầu những năm 1970, Mỹ đã tham gia Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sẵn sàng chuyển sang hệ SI. Lệnh của Tổng thống đã được ban hành và Quốc hội đã thông qua Đạo luật chuyển đổi số liệu năm 1975. Vào giữa những năm 1980, việc chuyển sang hệ SI của Mỹ thất bại và tiêu chuẩn hàng không cũng vậy.

ICAO thừa nhận rằng hệ thống hỗn loạn hiện tại được sử dụng rộng rãi đến mức khó có thể thay đổi. Chi phí nâng cấp thiết bị và đào tạo sẽ rất lớn, vì vậy ICAO đã tạm dừng quá trình chuyển đổi.

Chỉ có giới phi công vẫn mắc kẹt với sự kết hợp các đơn vị khó hiểu của hàng không thế giới.

Thắng Nguyễn