Những điều cần biết về chứng sợ đi máy bay
Có đến 40% dân số Mỹ mắc chứng sợ đi máy bay. Vậy đâu là nguyên nhân và cách để kiểm soát chứng bệnh này?
Chứng sợ máy bay là gì?
Trên thực tế, trong suốt chuyến bay, người mắc chứng sợ bay trải qua rất nhiều lo lắng và sợ hãi. Không gian đông đúc có thể gây ra chứng sợ không gian hẹp, lo lắng bị không tặc tấn công, khả năng nhiễm vi khuẩn và virus hay lo lắng khi ngồi cạnh người lạ – đây là những biểu hiện có thể xuất hiện trong chuyến bay. Bên cạnh đó, hội chứng sợ máy bay có thể là hội chứng độc lập hoặc là sự kết hợp hoặc ảnh hưởng gián tiếp từ triệu chứng sợ nôn mửa (emetophobia) và sợ độ cao (acrophobia).
Chứng sợ đi máy bay có thể xuất hiện ở các khía cạnh và giai đoạn khác nhau của chuyến bay, chẳng hạn như cất cánh, hạ cánh hoặc khi máy bay gặp nhiễu loạn.
Trong một chuyến bay, một người có thể trải qua cảm giác bất an, sợ các âm thanh lớn hay bị đau vì thay đổi áp suất. Tất cả những điều này này có thể là tác nhân kích thích tạo ra sự lo lắng hay kết hợp với các yếu tố khác khiến hành khách cảm thấy sợ hãi.
Theo Aerotime, một báo cáo từ phòng khám tâm lý Long Island cho biết con người có tâm trí khao khát được kiểm soát khi bị căng thẳng. Do đó, việc ở trên máy bay sẽ khiến con người mất đi khả năng kiểm soát.
“Trên máy bay, không có nơi nào để đi để giải tỏa căng thẳng. Bạn có thể phải ở trên máy bay trong khoảng thời gian 30, 60 phút, thậm chí là hàng giờ. Điều này làm con người mất đi ảo tưởng về sự kiểm soát. Bạn không thể lái máy bay. Bạn không thể xuống xe được. Bạn không thể ngăn chặn sự hỗn loạn. Bạn không thể đi đâu cả. Ảo tưởng về khả năng kiểm soát – mặc dù ngay từ đầu nó luôn là ảo tưởng – sẽ biến mất”, báo cáo cho biết.
Các triệu chứng của chứng sợ máy bay bao gồm: ớn lạnh, chóng mặt và choáng váng, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, buồn nôn, khó thở, tay chân run rẩy, khó chịu ở dạ dày hoặc khó tiêu, cáu gắt.
Các biện pháp khắc chế
Hiện nay, chưa có xét nghiệm chẩn đoán cụ thể nào cho chứng sợ máy bay (aviophobia).
Chứng sợ máy bay có thể xuất hiện ở nhiều cấp độ. Ở mức độ nhẹ, người mắc chứng sợ máy bay có thể xuất hiện tâm trạng lo lắng trước mỗi chuyến bay. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người mắc chứng này có thể tạm dừng di chuyển bằng máy bay trong một thời gian.
Liệu pháp phơi nhiễm
Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm Hoa Kỳ (ADAA) coi việc tiếp xúc với các tác nhân gây sợ hãi là một “thành phần tích cực” để vượt qua nỗi ám ảnh, đồng thời nói thêm rằng việc né tránh khiến nỗi ám ảnh của người bệnh ngày một trầm trọng hơn.
Một báo cáo trường hợp về Phương pháp tiếp cận kết hợp giữa Tâm dược học và Trị liệu tiếp xúc dần dần để quản lý nỗi sợ đi máy bay khám phá việc sử dụng tiếp xúc thực tế ảo (VRE), kết hợp với các bài tập thở bằng cơ hoành. Điều này có thể giúp người ta dễ dàng trải nghiệm trước khi thực hiện chuyến bay thực tế.
Tiếp xúc có kiểm soát theo từng giai đoạn là một trong những phương pháp mà các nhà trị liệu được đào tạo sử dụng đối với các đối tượng. Một trong những giai đoạn đầu tiên là sử dụng VRE và cuối cùng là bắt đầu chuyến bay thực sự với nhà trị liệu.
Trị liệu hành vi nhận thức (CBT)
Trị liệu hành vi nhận thức là một hay liệu pháp tâm lý, có sự tham gia của chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần (nhà trị liệu tâm lý hoặc nhà trị liệu).
Mặc dù đây là một hình thức kiểm soát rối loạn lo âu truyền thống, nhưng một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia (NIH) đã chỉ ra rằng các kỹ năng có được trong điều trị CBT có liên quan đến việc giảm chứng lo âu khi bay và các tác động tích cực lâu dài khác.
Thuốc
Là một giải pháp ngắn hạn, đôi khi bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp hành khách giảm bớt các triệu chứng của chứng sợ máy bay như lo lắng và buồn nôn.
Điều quan trọng là bạn cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài.