'Thót tim' trên không trung với những đường cất hạ cánh nguy hiểm nhất thế giới
Hương Trà•21/02/2025 06:49
Từ những sân bay nằm cheo leo trên vách núi, sát biển đến những nơi bị gió giật mạnh hay đường băng ngắn đến mức chỉ sai một chút là thảm họa, đây chính là những điểm cất hạ cánh nguy hiểm nhất hành tinh. Bạn có dám trải nghiệm?
Việc đặt chân lên máy bay đã đủ khiến nhiều người lo lắng, nhưng những đường băng đáng sợ này còn làm tăng thêm sự căng thẳng. Từ những đường băng hẹp kéo dài ra giữa đại dương đến những vị trí hiểm trở trên sườn đồi dốc, những sân bay này chắc chắn sẽ mang đến cảm giác mạnh ngay cả với những hành khách dày dạn kinh nghiệm nhất. Dưới đây là danh sách những sân bay có đường băng đáng sợ nhất thế giới theo đánh giá của LoveExploring. (Ấn vào từng ảnh để đọc chú thích rõ hơn).
25. Sân bay Gisborne, New Zealand: Không, bạn không nhìn nhầm đâu – đó thực sự là một đoàn tàu chạy ngang qua đường băng của sân bay nhỏ bé này ở New Zealand. Tuyến đường sắt Palmerston North–Gisborne cắt thẳng qua đường băng chính của Sân bay Gisborne, biến nơi này thành sân bay duy nhất ở Nam bán cầu có đường tàu hỏa chạy qua. Ảnh: Chirlula/Wikimedia CommonsSân bay Gisborne, New Zealand: Nếu bạn đang lo lắng về khả năng xảy ra va chạm giữa tàu hỏa và máy bay, đừng quá sợ hãi. Ngày nay, đoàn tàu hơi nước địa phương chỉ băng qua đường băng khoảng 15 lần mỗi năm và mọi hoạt động đều được kiểm soát chặt chẽ bởi đài kiểm soát không lưu. Người lái tàu phải liên lạc thường xuyên với tháp kiểm soát không lưu, dừng lại ở khoảng cách an toàn trước khi được cho phép di chuyển qua đường băng. Ảnh: Hugh Mitton/Alamy Stock Photo.
24. Sân bay Quốc tế Gibraltar, Gibraltar: Gibraltar là vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm gần cực Nam bán đảo Iberia, bên trên eo biển Gibraltar, giáp Tây Ban Nha ở phía Bắc. Không chỉ nổi tiếng với tảng đá khổng lồ Rock of Gibraltar, sân bay này còn khiến hành khách lo lắng vì vị trí đường băng cực kỳ nguy hiểm. Một phần đường băng tiếp giáp biển, trong khi một con đường lớn cắt ngang ngay giữa sân bay, khiến giao thông phải tạm dừng mỗi khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh. Ảnh: Milosz Maslanka/Shutterstock.Sân bay Quốc tế Gibraltar, Gibraltar: Nếu phi công không tính toán chính xác thời gian hạ cánh, máy bay có thể lao thẳng xuống biển ở hai đầu đường băng. Do gió lớn và điều kiện thời tiết khó lường, nhiều chuyến bay đến đây thường bị hoãn hoặc phải bay vòng chờ điều kiện thích hợp hơn. Ảnh: trabantos/Shutterstock.
23. Sân bay Cristiano Ronaldo, Madeira, Bồ Đào Nha: Dù mang vẻ đẹp ngoạn mục, sân bay này lại nằm trong danh sách những điểm hạ cánh nguy hiểm nhất thế giới. Đường băng của nó không nằm hoàn toàn trên đất liền mà được xây trên các trụ bê tông vươn ra Đại Tây Dương, đối mặt với những cơn gió mạnh bất chợt có thể làm máy bay chao đảo. Ảnh: Alberto Loyo/Shutterstock.Sân bay Cristiano Ronaldo, Madeira, Bồ Đào Nha: Do lượng khách du lịch ngày càng tăng, đường băng của sân bay đã được mở rộng nhiều lần để có thể tiếp nhận máy bay lớn hơn. Tuy nhiên, vị trí gần núi và các luồng gió xoáy mạnh khiến việc hạ cánh ở đây luôn là một thử thách, với nhiều chuyến bay phải lơ lửng trên độ cao 4.267 m chờ điều kiện an toàn hơn. Ảnh: guentermanaus/Shutterstock.
22. Sân bay Queenstown, New Zealand: Hành trình đến Queenstown không dành cho những ai sợ độ cao. Máy bay phải bay qua các dãy núi hiểm trở, nơi thường xuyên có gió lớn và mưa ngang. Dù vậy, cảnh quan tuyệt đẹp khi hạ cánh khiến nơi đây trở thành một trong những sân bay có quang cảnh ngoạn mục nhất thế giới. Ảnh: alexfe/ShutterstockSân bay Queenstown, New Zealand: Việc hạ cánh tại đây không chỉ thử thách kỹ năng của phi công mà còn khiến hành khách phải nín thở. Máy bay bay sát những đỉnh núi tuyết ven hồ Wakatipu, trong khi nếu lỡ đà, điểm đến tiếp theo có thể là dòng nước lạnh giá bên dưới. Ảnh: Adwo/Shutterstock
21. Sân bay Tioman, Malaysia: Với chỉ hai hãng hàng không khai thác các chuyến bay đến đây, Sân bay Tioman là một trong những sân bay khó tiếp cận nhất. Để hạ cánh, phi công phải thực hiện một cú rẽ gấp 90 độ quanh một ngọn núi ngay trước khi chạm bánh xuống đường băng. Ảnh: DeltaOFF/Shutterstock.Sân bay Tioman, Malaysia: Vào đầu những năm 2000, chính phủ Malaysia từng có kế hoạch xây dựng một sân bay mới với đường băng dài 2.000m để tiếp nhận các loại máy bay lớn hơn như Boeing 737. Tuy nhiên, do lo ngại về tác động môi trường, kế hoạch này đã bị hủy bỏ. Đến cuối năm 2024, chính phủ đã công bố khoản đầu tư hơn 10,5 triệu USD để cải thiện cơ sở vật chất và kéo dài đường băng lên 1.300m. Ảnh: fabien astre/Alamy Stock Photo
20. Sân bay Vagar, Quần đảo Faroe: Nằm giữa Bắc Đại Tây Dương, Vagar là sân bay duy nhất của quần đảo Faroe – vùng lãnh thổ tự trị của Đan Mạch. Hành khách đến đây thường được chiêm ngưỡng những cảnh quan núi lửa hùng vĩ khi hạ cánh, nhưng cũng phải đối mặt với những luồng gió cực mạnh và thời tiết khó đoán. Ảnh: TomaszWozniak/Alamy Stock Photo.Sân bay Vagar, Quần đảo Faroe: Do nằm ở vị trí quá trống trải, sân bay này thường xuyên phải đối mặt với gió giật mạnh, mưa lớn và tầm nhìn thấp. Điều này làm tăng mức độ thử thách cho phi công, đặc biệt khi hạ cánh trong điều kiện thời tiết xấu. Ảnh: FRANCK FIFE/AFP via Getty Images
19. Sân bay Quốc tế Wellington, New Zealand: Sân bay này không chỉ nằm sát biển mà còn ở gần khu dân cư và vùng núi xung quanh. Gió giật mạnh cùng luồng không khí nhiễu loạn khiến hành trình đến đây luôn đầy thử thách. Ảnh: ChameleonsEye/Shutterstock.Sân bay Quốc tế Wellington, New Zealand: Hành khách từng bay đến đây đều có thể kể về những lần máy bay rung lắc dữ dội khi tiếp đất. Dù vậy, sân bay này vẫn duy trì kỷ lục an toàn đáng nể – điều mà bạn có thể tự nhủ khi đang nắm chặt tay vịn ghế! Ảnh: Danita Delimont/Alamy Stock Photo.
18. Sân bay Quốc tế Velana, Malé, Maldives: Là cửa ngõ chính của thiên đường du lịch Maldives, sân bay Velana nằm trên một hòn đảo nhân tạo với đường băng kéo dài gần như sát mép nước. Hành khách hạ cánh tại đây có thể cảm giác như máy bay sắp lao xuống biển. Ảnh: klempa/ShutterstockSân bay Quốc tế Velana, Malé, Maldives: Dù đường băng ở đây khá thách thức, điều khiến nhiều hành khách lo lắng hơn lại là chuyến bay tiếp theo – những chiếc thủy phi cơ nhỏ bé đưa họ đến các khu nghỉ dưỡng. Việc cất cánh và hạ cánh trên mặt nước đôi khi khiến những ai chưa quen cảm thấy không mấy dễ chịu. Ảnh: Wikimedia Commons.
17. Sân bay Svalbard, Na Uy: Nằm ở vùng Bắc Cực, sân bay này là sân bay thương mại cực bắc của thế giới. Nó được xây dựng trên lớp băng vĩnh cửu và hoàn toàn không có hệ thống đèn đường băng. Ảnh: Fasttailwind/Shutterstock.Sân bay Svalbard, Na Uy: Vào mùa đông, mặt trời hầu như không mọc, khiến việc hạ cánh trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, những du khách vừa đặt chân xuống đây có thể ngay lập tức phải đối mặt với nguy cơ gặp gấu Bắc Cực. Ảnh: Getty Images
16. Sân bay Agatti, Lakshadweep, Ấn Độ: Đây là sân bay duy nhất phục vụ quần đảo Lakshadweep, một chuỗi đảo nhiệt đới ngoài khơi Ấn Độ. Đường băng ngắn và vị trí ngay sát biển khiến hạ cánh ở đây là một trải nghiệm đáng nhớ. Ảnh: Julio, CC BY-SA 2.0, via Wikimedia CommonsSân bay Agatti, Lakshadweep, Ấn Độ: Với chiều dài chỉ 1.204m, đường băng này không có nhiều chỗ cho sai lầm. Đặc biệt, việc hạ cánh ở đây có thể khiến hành khách có cảm giác như máy bay đang lao xuống đại dương. Ảnh: NJOSEPHOTO/Alamy Stock Photo
15. Sân bay Quốc tế Kansai, Osaka, Nhật Bản: Khi khai trương vào năm 1994, sân bay Kansai được ca ngợi là kỳ quan kỹ thuật với vị trí xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo giữa vịnh Osaka. Tuy nhiên, qua thời gian, một vấn đề đáng lo ngại đã xuất hiện: sân bay này đang chìm dần. Ảnh: FantasticJapan/Alamy Stock PhotoSân bay Quốc tế Kansai, Osaka, Nhật Bản: Kể từ khi đi vào hoạt động, Kansai đã lún hơn 12m và dự kiến có thể lún thêm 4m nữa trước năm 2056. Dù chính phủ Nhật Bản đã chi hàng trăm triệu USD để gia cố hệ thống chắn nước, các cơn bão lớn như siêu bão Jebi năm 2018 vẫn gây ngập lụt nghiêm trọng, làm hàng nghìn hành khách mắc kẹt. Ảnh: Yamaguchi Haruyoshi/Sygma via Getty Images
14. Sân bay Narsarsuaq, Greenland: Nhìn từ trên cao, sân bay này trông giống một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với các vịnh hẹp băng giá. Nhưng đừng để vẻ đẹp đó đánh lừa bạn – đây là một trong những sân bay khó hạ cánh nhất thế giới. Ảnh: Bjarki Reyr/Alamy Stock PhotoSân bay Narsarsuaq, Greenland: Phi công phải điều khiển máy bay xuyên qua những vịnh hẹp đầy gió giật trước khi chạm bánh xuống đường băng. Do địa hình hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt, tất cả các chuyến bay ban đêm đều bị cấm. Ảnh: Paolo Reda - REDA &CO/Alamy Stock Photo
13. Sân bay Quốc tế Congonhas, São Paulo, Brazil: Nằm ngay trong khu đô thị đông đúc của São Paulo, sân bay này nổi tiếng với những lần hạ cánh đầy hồi hộp. Máy bay phải bay sát các tòa nhà cao tầng trước khi tiếp đất trên đường băng từng bị cho là trơn trượt nhất thế giới. Ảnh: Miguel Schincariol/AFP via Getty Images
13. Sân bay Quốc tế Congonhas, São Paulo, Brazil: Nằm ngay trong khu đô thị đông đúc của São Paulo, sân bay này nổi tiếng với những lần hạ cánh đầy hồi hộp. Máy bay phải bay sát các tòa nhà cao tầng trước khi tiếp đất trên đường băng từng bị cho là trơn trượt nhất thế giới. Ảnh: Miguel Schincariol/AFP via Getty ImagesSân bay Quốc tế Congonhas, São Paulo, Brazil: Tháng 7/2007, một vụ tai nạn thảm khốc xảy ra khi một máy bay Airbus A320 trượt khỏi đường băng trong cơn mưa lớn, lao vào nhà kho và trạm xăng gần đó, khiến 199 người thiệt mạng. Để ngăn chặn thảm kịch lặp lại, sân bay đã lắp đặt hệ thống EMAS giúp giảm tốc máy bay khi hạ cánh. Ảnh: Stefan Lambauer/Alamy Stock Photo