Tàu khách

5 biến thể của Boeing 767

Nguyệt Quỳnh 08/10/2024 05:16

Với hơn 1.300 chiếc Boeing 767 được tung ra thị trường trong những năm qua và với các biến thể chở hàng vẫn đang được sản xuất, dòng máy bay này là một trong những thành công thương mại lớn nhất của Boeing.

2024-09-11t181802z-2042565848-rc2ofv9bmra0-rtrmadp-3-boeing-labor.jpg
Vào cuối những năm 1970, hãng hàng không thương mại Boeing quyết định cần một chiếc máy bay thân rộng mới để bổ sung cho dòng máy bay thương mại Boeing 747. Trong bối cảnh với sự xuất hiện của tiêu chuẩn hiệu suất vận hành hai động cơ tầm xa (ETOPS), cho phép những dòng máy bay chỉ có 2 động cơ bay xa hơn, Boeing tin rằng đã đến lúc một loại máy bay tầm xa 2 động cơ hiệu quả hơn sẽ tham gia thị trường. Ảnh: Reuters.
efd23aexoaegflp.jpg
Do vậy, Boeing 767 ra đời khi nguyên mẫu thí nghiệm được bay thử trên bầu trời vào ngày 26/9/1981, chỉ 4 năm sau khi nó được giới thiệu tới công chúng với tên gọi 7X7. Đến tháng 8/1982, máy bay nhận được chứng nhận từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và sớm đi vào hoạt động thương mại vào ngày 8/9 cùng năm, chặng bay đầu tiên được thực hiện với hãng hàng không Mỹ United Airlines. Ảnh: Kokpitteyiz.
e_7ock4vqauei5n.jpeg
Với hơn 1.300 chiếc Boeing 767 được sản xuất trong những năm qua và với các dòng máy bay chở hàng khác vẫn đang trong quá trình sản xuất, sự thành công thương mại vang dội của dòng máy bay này không thể phủ nhận. Trong những năm qua, nhà sản xuất nhiều lần sửa đổi mẫu thiết kế của mình, ban đầu là đưa ra dòng sản phẩm 767-200. Chỉ vài năm nhanh chóng sau đó, Boeing đã giới thiệu dòng 767-200ER mới với tầm bay mở rộng. Ảnh: X.com.
bzh248e3mv8vellkzse27wun8kncygmacngkqr4v2lmts9hayyapuhb9eiacbkwamkbuj7zycbgqhfwjjbk9pw.jpeg
Các biến thể có hiệu suất cao hơn sau đó cũng được đưa vào khai thác, với dòng 767-300 ra mắt vào tháng 10/1986 và phiên bản tầm bay mở rộng. Dòng 767-300ER đưa vào sử dụng năm 1988. Biến thể cuối cùng, Boeing 767-400ER, được ra mắt thị trường vào năm 2000 và nhanh chóng trở nên phổ biến với các nhà khai thác Mỹ. Mẫu máy bay này vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay. Ảnh: NamuWiki.
4929903648_22d937c763_k.jpeg
Biến thể đầu tiên là Boeing 767-200 được đưa vào khai thác năm 1982 và chủ yếu được sử dụng cho các tuyến nội địa ở Mỹ trước khi trở thành máy bay 2 động cơ đầu tiên được chứng nhận cho các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào năm 1985. 128 máy bay 767-200 được giao cho các khách hàng trong nhiều năm, mặc dù nhiều chiếc cuối cùng được chuyển đổi thành biến thể chở hàng. 767-200 ngừng sản xuất vào năm 1987, khi các hãng hàng không bắt đầu ưa chuộng loại 767-200ER có tầm bay rộng, hoạt động tốt hơn. Theo Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu, những chiếc 767-200 ban đầu được chuyển đổi thành máy bay chở hàng và hiện vẫn được sử dụng. Bên cạnh đó, công nghiệp hàng không vũ trụ Israel cũng đã chuyển đổi những chiếc 767-200 thành 767-200SF trong suốt 19 năm. Ảnh: Simple Flying.
2.jpg.923593a2d5b47d31bfbf243e9195179c.jpg
Boeing 767-200ER được hãng hàng không quốc gia Israel El Al giới thiệu vào năm 1984, thiết kế như một biến thể tầm xa hơn của mẫu 767-200 trước đó, bằng cách cung cấp thêm dung tích nhiên liệu giúp chỉ số trọng lượng cất cánh tối đa (MTOW) được cải thiện cao hơn. Năm 1988, dòng máy bay này lập kỷ lục về khoảng cách cho máy bay 2 động cơ khi bay thẳng qua Đại Tây Dương. Loại máy bay này được các nhà khai thác quốc tế ưa chuộng, nhiều hãng đã duy trì hoạt động trong nhiều thập kỷ trước khi chuyển sang các biến thể 767 hiện đại hơn. Theo Boeing, 121 máy bay 767-200ER đã được giao và mẫu máy bay này vẫn được một số nhà khai thác thuê chuyến cho đến ngày nay. Ảnh: X-Plane.org.
mylnehf2sfpctgkoqtwme6urpm.jpg
Boeing 767-300 được hãng hàng không Japan Airlines (Nhật Bản) giới thiệu vào năm 1986 và là phiên bản dài hơn của mẫu 767-200. Mặc dù lớn hơn và nặng hơn, dòng máy bay này vẫn giữ nguyên tầm hoạt động như phiên bản tiền nhiệm. Các hãng hàng không đánh giá cao việc tàu bay này không có sự khác biệt so với các biến thể 767 đời đầu, khiến việc điều chuyển các phi công sang trở nên dễ dàng hơn. Ảnh: Reuters.
Ảnh: Simple Flying.
Máy bay này chủ yếu được sử dụng cho các tuyến bay công suất lớn ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ với tổng cộng 104 máy bay được chuyển giao trong những năm qua. Theo Kuki News (Hàn Quốc), việc sản xuất dòng máy bay này kết thúc vào năm 2000. Cho đến ngày nay, duy nhất chỉ có một chiếc 767-300 vẫn đang được khai thác để phục vụ hành khách của hãng Asiana Airlines (Hàn Quốc), cùng với nhiều chiếc khác đã được chuyển đổi thành máy bay chở hàng. Ảnh: Simple Flying.
shutterstock_2463906523-1.jpeg
Được cải tiến dựa trên mẫu 767-300, Boeing 767-300ER được hãng hàng không Mỹ American Airlines đưa vào sử dụng năm 1988. Chiếc máy bay này trở thành biến thể phổ biến nhất của dòng máy bay 767 và đến năm 2017, hơn 580 chiếc đã được giao. Ngày nay, hàng trăm chiếc vẫn còn hoạt động bởi các hãng hàng không Delta Air Lines, United Airlines (Mỹ), Japan Airlines, All Nippon Airways (Nhật Bản). Với sự kết hợp ấn tượng giữa tầm bay và sức chứa hành khách, dòng máy bay này trở thành lựa chọn yêu thích của các hãng bay đường dài trên toàn cầu. Boeing 767-300ER cạnh tranh hiệu quả với Airbus A330 và giúp dòng Boeing 767 đạt được thành công tài chính lâu dài. Ảnh: Shutterstock.
shutterstock_1651539457.jpeg
Boeing 767-400ER được ra mắt vào năm 2000 và được dự định là biến thể lớn nhất của dòng máy bay Boeing 767. Với thân máy bay được kéo dài hơn 40 feet (hơn 12 m) so với chiếc 767-200 ban đầu, 767-400ER có thể chứa hơn 300 hành khách và có thiết kế đầu cánh nghiêng thay vì cánh nhỏ. Mặc dù có tầm bay thấp hơn so với 767-300ER, dòng máy bay này vẫn được ưa chuộng để thực hiện các chuyến du lịch đường dài xuyên Đại Tây Dương và xuyên lục địa. Tổng cộng 37 máy bay 767-400ER được giao cho chỉ hai khách hàng là Delta Air Lines và American Airlines. Ảnh: Shutterstock.
american_airlines_b767_-27467686432-.jpg
Boeing 767 là dòng tàu bay phản lực thân rộng 2 động cơ đầu tiên của Boeing, đây cũng là loại tàu bay đầu tiên được hãng này trang bị buồng lái với màn hình hiển thị dành cho hai phi công. Nó tiên phong trong thế hệ máy bay mới với hệ thống điện tử tiên tiến, giúp ngành hàng không bước vào thời đại kỹ thuật số. Hãng sản xuất máy bay của Mỹ đã bán được gần 1.500 chiếc 767 và có lãi khi dòng tàu bay này tiết kiệm chi phí đáng kể trong phát triển và sản xuất. Ảnh: Wiki.
shutterstock_1794099877.jpeg
Đại dịch Covid-19 chuyển vai trò chở khách của Boeing 767 sang hoạt động vận chuyển hàng hóa. Hiện Boeing 767 đang ở giai đoạn suy tàn khi các hãng hàng không lựa chọn máy bay thế hệ mới tiết kiệm nhiên liệu hơn, nhưng nó giúp thu hẹp khoảng cách giữa máy bay thân hẹp và thân rộng. Đồng thời khả năng phục vụ nhiều tuyến bay góp phần tạo nên sự phổ biến và duy trì tuổi thọ của Boeing 767. Ảnh: Shutterstock.

Nguyệt Quỳnh