Quân sự

Cảnh tiếp nhiên liệu trên không cho F-35

Nguyễn Thắng 28/05/2024 06:47

Bất lợi về tầm hoạt động so với các chiến đấu cơ cùng thế hệ nhưng F-35 Lightning II lại có khả năng tiếp nhiên liệu trên không khi thực hiện nhiệm vụ đường dài.

i-znbjswl-xl.jpg
F-35 Lightning II có bán kính chiến đấu khoảng 1.100 km, khá khiêm tốn so với độ rộng lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vùng hoạt động chính của tiêm kích này.
i-gvvsz4z-xl.jpg
"Tia chớp" được thiết trở thành tiêm kích hạng nhẹ, ưu tiên khả năng tàng hình, độ linh hoạt nhằm áp đảo các chiến đấu cơ khác. Vì vậy nó chỉ được trang bị một động cơ phản lực cùng khoang nhiên liệu hạn chế.
i-hnmhr4q-xl.jpg
Tầm hoạt động của F-35 thua kém so với Su-57 của Nga hay chính F-22 của Mỹ.
i-2lxtzk7-xl.jpg
Với những nhiệm vụ yêu cầu đường bay dài, F-35 có thể vừa bay vừa tiếp nhiên liệu. Khớp nối trên lưng máy bay dùng để tiếp nhận ống dẫn cứng.
i-gxb68rq-l.jpg
Khớp nối bên hông tiếp nhận nhiên liệu qua ống dẫn mềm.
i-jfrz6w6-xl.jpg
Kết nối bằng ống dẫn mềm dễ dàng hơn nhưng tốc độ bơm nhiêu liệu chậm hơn so với ống dẫn cứng.
i-62mxrcx-xl.jpg
KC-10 và KC-46A là 2 máy bay phổ biến nhất được dùng để tiếp nhiên liệu cho F-35.
i-ltjkmgj-xl.jpg
Với số lượng căn cứ quân sự trải khắp thế giới, Mỹ có thể thực hiện tiếp nhiên liệu cho F-35 ở bất cứ nơi nào.

Nguyễn Thắng