Hành trình 2 thập kỷ COMAC phát triển máy bay ARJ21
ARJ21 và C919 thể hiện tham vọng của Trung Quốc trong ngành hàng không thế giới.
ARJ21 là một trong hai mẫu máy bay dân dụng do Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) sản xuất và vận hành, bên cạnh mẫu C919. COMAC nhắm tới mục tiêu phá vỡ thế độc quyền trên thị trường máy bay dân dụng do Airbus và Boeing nắm giữ hàng chục năm nay.
ARJ21 có sức chứa 78 đến 90 chỗ ngồi, tầm hoạt động 2.220 km đến 3.700 km. COMAC đã bán được 130 chiếc, chủ yếu cho các hãng bay Trung Quốc.
Hãng khai thác lớn nhất là Chengdu Airlines với 25 máy bay. Đến nay, 113 chiếc ARJ21 đang hoạt động, bay 370 tuyến đường nối 130 thành phố, vận chuyển hơn 11 triệu lượt khách.
Chiến lược của COMAC là nhắm đến các thị trường nhỏ. Hãng đã bán được ARJ21 cho Indonesia và Cộng hoà Congo, cũng như tổ chức các chuyến bay trình diễn tại Đông Nam Á.
Chặng đường phát triển của ARJ21 có thể tóm tắt theo dòng thời gian dưới đây:
Dự án nghiên cứu chế tạo ARJ21 bắt đầu tháng 3/2002, do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc I (AVIC I) dẫn dắt. Phát triển ARJ21 là dự án trọng điểm trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 của Trung Quốc. Nhà sản xuất đề ra mục tiêu tham vọng: bay chuyến thử nghiệm đầu tiên năm 2005, bắt đầu bay thương mại năm 2007.
Đến giữa năm 2006, ARJ 21 mới đi vào giai đoạn thử nghiệm sản xuất cuối cùng, tức còn phải trải qua thêm chặng đường rất dài mới có thể bàn giao cho đối tác. Mục tiêu bay thương mại năm 2007 không thể hoàn thành.
Nguyên mẫu đầu tiên của ARJ21 mang mã hiệu 101 được tung ra. COMAC tuyên bố ARJ21 là thiết kế hoàn toàn bản địa, dù nó bị cho là giống máy bay MD-80 và MD-90 của McDonnell Douglas (Mỹ).
ARJ21 thực hiện chuyến bay đầu tiên từ căn cứ không quân Dachang, phía đông thành phố Thượng Hải (Trung Quốc).
ARJ21 bay thử nghiệm chuyến đầu tiên trên 1.000 km. Máy bay hoàn thành tuyến Thượng Hải đến Tây An trong 2 giờ 19 phút, vượt quãng đường 1.300 km. Chiếc ARJ21 thứ hai (mã hiệu 102) hoàn thành lộ trình bay thử nghiệm tương tự vào ngày 24/8/2009. Chiếc thứ ba (mã hiệu 103) hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 12/9/2009. Đến tháng 8/2011, các thử nghiệm kiểm tra đánh giá tàu bay đỗ trên mặt đất (static testing), bay kiểm tra tác động rung lắc ảnh hưởng tới cấu trúc tàu bay (flutter testing) và bay thử nghiệm trong điều kiện gió cạnh lớn (giai đoạn cất/hạ cánh) đã hoàn thành.
ARJ21 hoàn thành thử nghiệm đóng băng tại Bắc Mỹ. Lần đầu tiên, một chiếc máy bay phản lực cánh quạt do Trung Quốc độc lập phát triển bay ra nước ngoài để thử nghiệm điều kiện thời tiết đặc biệt. Các máy bay ARJ21 thử nghiệm khác cũng bay hơn 30.000 km trên khắp châu Á, châu Mỹ, châu Âu, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Cuộc thử nghiệm trong các điều kiện băng giá (natural icing conditions) tự nhiên là bắt buộc để được chứng nhận đủ điều kiện bay.
ARJ21 bắt đầu kiểm tra đường bay, thực hiện 83 chuyến bay giữa 10 sân bay nội địa Trung Quốc gồm Thành Đô, Quý Dương, Quế Lâm, Hải Khẩu , Phúc Châu, Chu Sơn, Thiên Tân, Thạch Gia Trang, Ngân Xuyên và Hàm Dương.
ARJ21 được cấp Chứng nhận của Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc.
COMAC giao chiếc ARJ21 đầu tiên cho Hãng hàng không Thành Đô (Chengdu Airlines).
Chuyến bay thương mại đầu tiên cất cánh từ Sân bay Song Lưu Thành Đô, hạ cánh xuống Thượng Hải sau 2 giờ bay.
Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cấp chứng nhận cho phép ARJ21 sản xuất hàng loạt.
COMAC thiết kế phiên bản kéo dài ARJ21-900 để chứa 115 ghế hạng phổ thông, tương tự Bombardier CRJ900 , Embraer E175-E2 hoặc Mitsubishi MRJ90.