Tàu khách

Cận cảnh mẫu tàu bay ATR 72-500

Hoàng Anh 10/08/2024 14:14

ATR 72 là mẫu máy bay được ưa chuộng để khai thác các chặng bay khu vực.

500_8559-scaled.jpeg
ATR 72 là dòng tàu bay chở khách thân hẹp chặng ngắn, có hai động cơ turbine cánh quạt, được phát triển, sản xuất tại Pháp và Italy bởi nhà sản xuất máy bay ATR (Avions de Transport Régional). Ảnh: Leonardo.
01 ATR-27304_HD
ATR là liên doanh thành lập năm 1981 bởi công ty hàng không vũ trụ Pháp Aérospatiale (nay là một phần của Airbus) và tập đoàn hàng không Italy Aeritalia (nay là Leonardo SpA). Trong ảnh là khoảnh khắc 2 vị chủ tịch khi đó, ông Jacques Mitterand (Aérospatiale) và Renato Bonifacio (Aeritalia) ký thỏa thuận năm 1981. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh là mẫu ATR 42, bay chuyến đầu năm 1984. Ảnh: Leonardo.
atr-finalassemblyline-1.jpeg
Đến nay, tất cả dòng máy bay ATR đều hoàn thiện tại dây chuyền lắp ráp cuối cùng của công ty ở Toulouse, Pháp. ATR hưởng lợi từ việc chia sẻ tài nguyên và công nghệ với tập đoàn Airbus. Gã khổng lồ sản xuất tàu bay vẫn nắm giữ 50% cổ phần ATR. Ảnh: Leonardo.
download-1-1024x683.jpeg
Liên doanh ATR hiện là nhà sản xuất máy bay cánh quạt số một thế giới cho các chặng khu vực, với trên 1.800 máy bay đã được bán cho hơn 200 nhà khai thác tại hơn 100 quốc gia. ATR 72 là máy bay bán chạy nhất trong phân khúc thị trường tàu bay dưới 90 chỗ ngồi và trung bình mở hơn 100 tuyến bay mới mỗi năm. Ảnh: Leonardo.
atr_atr-72-212-_american_eagle_an1769167.jpeg
Dòng ATR 72 được giới thiệu vào năm 1985 tại Triển lãm hàng không Paris và thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 1988. Số "72" trong tên của nó bắt nguồn từ sức chứa tiêu chuẩn thông thường là 72 hành khách. Ngoài chở khách, ATR 72 cũng được sử dụng làm máy bay chở hàng và tuần tra hàng hải. Ảnh: Konstantin von Wedelstaedt.
flybe_nordic_atr-72-500.jpeg
ATR 72 có 4 biến thể: 200, 210, 500 và 600. Tất cả đều dùng động cơ turbine cánh quạt Pratt & Whitney Canada PW100. Phi hành đoàn ATR 72 thường có 4 người, 2 phi công và 2 tiếp viên. Máy bay dài 27,17 m, cao 7,65 m, sải cánh 27,05 m, chiều rộng cabin 2,57 m. Trong ảnh là biến thể ATR 72-500. Ảnh: Teemu Pesonen.
atr-72-500-1.jpeg
Trần bay của ATR 72 là 7.600 m. Biến thể ATR 72-500 có tầm bay 1.389 km. ATR 72 chỉ cần đường băng cất cánh dài 1.165 m nên phù hợp với sân bay địa phương, nơi mà máy bay phản lực cỡ trên 130 khách không thể hoạt động. Ảnh: Leonardo.
2283394(1).jpeg
ATR 72-500 có cấu hình ghế 2-2, chở tối đa 68 khách, sở hữu mức tiêu thụ nhiên liệu trên mỗi hành khách và lượng khí thải CO2 thấp nhất trong phân khúc hàng không khu vực. Tuy nhiên, động cơ của mẫu này khá ồn và độ rung lắc lớn. Ảnh: Airlines.net.
Ảnh chụp Màn hình 2024-08-10 lúc 14.01.32
Ở Việt Nam, Vietnam Airlines trong lịch sử từng khai thác 24 chiếc ATR 72. Hãng nhận chiếc đầu tiên năm 1994, thải loại chiếc cuối cùng năm 2022. VASCO hiện có 6 chiếc ATR 72, chủ yếu khai thác đường bay từ TP.HCM đi Côn Đảo và Cà Mau. Ảnh: Planespotters.
Chiếc máy bay xấu số đang giảm độ cao để hạ cánh thì quay vòng mất kiểm soát và rơi xuống một khu dân cư tại Vinhedo, cách Sao Paulo khoảng 65 km về phía tây bắc. Trong số 58 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn, không ai sống sót. Ảnh: FL360.
Trong lịch sử hoạt động, ATR 72 gặp 66 vụ tai nạn và sự cố hàng không, trong đó có 40 vụ gây phá hủy hoàn toàn tàu bay, khiến 531 người tử vong. Tai nạn trên chuyến bay của hãng Voepass (Brazil) khiến 61 người thiệt mạng là vụ mới nhất. Ảnh: FL360.
Cảnh hiện trường vụ tai nạn thảm khốc của ATR 72-500 tại Brazil.

Hoàng Anh