Du lịch

Cân nhắc gì khi cho trẻ nhỏ đi máy bay lần đầu?

Phương Hà 16/05/2024 10:51

Áp suất trong cabin, chính sách bay của hãng và tình trạng sức khỏe của trẻ là những yếu tố cha mẹ nên lưu tâm khi cho bé đi máy bay.

sosinh.jpg
Hầu hết bác sĩ nhi khoa đều cho rằng một em bé trong khoảng từ 4-6 tuần tuổi có thể tham gia các hành trình du lịch trên máy bay. Tuy nhiên, thực tế này chỉ áp dụng với những em bé không có vấn đề về sức khỏe và được bác sĩ đồng ý cho lên máy bay. Ảnh: Slate.
airport.jpg
Các chuyên gia của Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến nghị phụ huynh nên cân nhắc nhiều yếu tố trước khi quyết định cho trẻ sơ sinh đi du lịch cùng bằng máy bay, mặc dù ngành hàng không nói chung vẫn có những chính sách đảm bảo an toàn cho trẻ. Dưới đây là một số lưu ý dành cho hành khách cân nhắc trước khi cho trẻ nhỏ đi máy bay. Ảnh: Washington Post.
earpain.jpg
Áp suất không khí ảnh hưởng đến tai: Sự thay đổi áp suất đột ngột trong cabin có thể gây tác động đến áp suất trong tai giữa, khiến cả người lớn và trẻ nhỏ bị đau tai. Để giảm áp lực gây đau tai cho bé, phụ huynh có thể cho bé bú bình, bú sữa hoặc lấy bông gòn bịt nhẹ ngoài ống tai để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Ảnh: The Sun.
how-to-travel-with-newborn-on-a.jpg
Trong lúc cất cánh và hạ cánh, tiếng ồn lớn có thể khiến trẻ quấy khóc vì cơn đau. Vì vậy, trẻ cần được chơi hoặc ngủ để quên đi sự khó chịu hoặc bổ sung thực phẩm để tránh tình trạng đói, mệt trong những lúc này. Ảnh: Sharp Healthcare.
kids.jpg
Vấn đề về hô hấp: Trên tàu bay, áp suất không khí thấp hơn nhiều ở mặt đất nên một số trẻ có thể gặp tình trạng khó thở. Tình trạng này có khả năng xảy ra nhiều ở trẻ sinh non, có vấn đề về tim mạch, phổi hoặc hô hấp. Nếu trẻ nhỏ có các triệu chứng này, người lớn nên cân nhắc trao đổi với bác sĩ nhi khoa chỉ định thời điểm an toàn cho bé đi máy bay. Ảnh: Parents.
baby.jpg
Theo một số chuyên gia Mỹ, điều tốt nhất cho các em bé là không nên đi lại bằng máy bay nếu còn quá nhỏ hoặc không quá cần thiết. Ảnh: Lobe.
toilet-baby-table.jpg
Không gian thay tã, bỉm: Hầu hết mọi máy bay thương mại của các hãng hàng không đều có phòng vệ sinh có không gian thay tã, bỉm cho trẻ em. Tuy nhiên không phải loại máy bay nào cũng có phòng vệ sinh đủ không gian để thực hiện thao tác này. Ảnh: Mommy Travels.
woman-holding-baby-plane.jpg
Dù đang ở chặng ngắn hay dài, không phải lúc nào người lớn cũng có thể đứng dậy thay tã cho con trẻ, đặc biệt khi lúc máy bay cất cánh, hạ cánh, gặp thời tiết xấu. Ảnh: Newsweek
flight-attendants(1).jpg
Do đó, cha mẹ nên chủ động dự đoán được thời điểm phù hợp để thay bỉm cho con, nên thay trước khi lên máy bay hoặc căn giờ sau khi hạ cánh. Quần áo và bỉm dự phòng phòng là những vật dụng không thể thiếu khi du lịch cùng trẻ nhỏ. Hành khách hãy nhờ sự trợ giúp của các tiếp viên hàng không nếu có bất kỳ thắc mắc gì trên khoang. Ảnh: Travel and Leisure Asia.
mother-holding-baby-on-lap-on-pl.jpg
Rủi ro khi ngồi ôm trẻ trong lòng: Mặc dù tỷ lệ tai nạn xảy ra trên chuyến bay với trẻ em là rất hiếm, một số nghiên cứu ghi nhận đa số trường hợp trẻ cần cấp cứu y tế trên máy bay xảy ra ở trẻ sơ sinh không có ghế ngồi riêng. Các chuyên gia cho rằng trong một số tình huống hiếm gặp, trẻ ngồi trong lòng cha mẹ trên máy bay khiến cả người lớn và trẻ nhỏ có nguy cơ bối rối khi xảy ra sự cố. Do vậy, các chuyên gia khuyến nghị vẫn nên đăng ký sử dụng nôi đặc biệt dành riêng cho trẻ, có sẵn trên một số máy bay. Ảnh: The Points Guy.

Phương Hà