tạp chí bầu trời

Nhu cầu xuất khẩu tôm cao nhưng doanh nghiệp không đủ nguồn cung

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc tái thả nuôi. Tuy nhu cầu tôm xuất khẩu tăng mạnh nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn bị hạn chế nguồn nguồn cung cấp.

Sáng 1-9, tại diễn đàn trực tuyến “Tôm Việt 2021 – Giải pháp tháo gỡ khó khăn ngành tôm trong tình hình dịch bệnh Covid-19” ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú, đơn vị dẫn đầu chế biến xuất khẩu tôm của Việt Nam cho biết: Ảnh hưởng dịch Covid-19, theo phương án “3 tại chỗ” nên nhà máy ở Cà Mau hoạt động với 1.600/7.000 công nhân và ở Hậu Giang là 1.300/6.000 công nhân. Theo phương án này, sản xuất của nhà máy chỉ đạt khoảng 25%, nhưng sản lượng chế biến cố gắng tối đa nên vẫn đạt 50%.

Tuy nhiên, về hợp đồng xuất khẩu trong thời gian tới được Tập đoàn ký kết với đối tác là rất lớn. Từ nay đến cuối năm không lo chuyện tôm không bán được, mà chỉ lo không chế biến được và giá cũng tăng liên tục. Dù thuận lợi là vậy, nhưng Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú chỉ dám ký 50-70% so với năng lực và công suất chế biến. Từ nay đến tháng 11 có nguyên liệu sẽ xuất bán rất tốt vào dịp Noel cho thị trường châu Âu, Mỹ. Nếu qua tháng 11 thì chỉ có thể bán cho thị trường châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc”

Tôm nguyên liệu sẽ thiếu hụt do tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19 việc đi lại thả nuôi, thu mua, chế biến gặp khó khăn, khiến giá tôm nguyên liệu ở nhiều địa phương trọng điểm tôm vùng  ĐBSCL sụt giảm mạnh. Khiến nông dân e ngại tái đầu tư thả nuôi, nếu không có giải pháp tháo gỡ khó khăn một cách đồng bộ, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.

Theo ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: “  Dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn trong các hoạt động của chuỗi ngành hàng sản xuất tôm ( từ đầu vào là cung cấp con giống, thả nuôi, cung cấp thức ăn, thuốc thú y thủy sản, mua bán tôm nguyên liệu…). Lượng giống thả nuôi tái vụ chỉ đạt khoảng 30-40% diện tích, cũng không ít hộ ngừng thả nuôi”. Về năng lực chế biến Cà Mau có 30 doanh nghiệp với 38 nhà máy chế biến, công suất chế biến đạt 200.000 tấn/năm, nhưng công suất chế biến hiện thời chỉ đạt tối đa 60% nên đang trở nên khó khăn, do chi phí sản xuất tăng.

Theo ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Bạc Liêu, cho biết: Các khó khăn trong khẩu vận chuyển khiến giá tôm ở Bạc Liêu sụt giảm mạnh 40-50%, thực tế sản xuất 01 tấn rau quả, nếu có thiệt hại chỉ 10-30 triệu đồng, nhưng một 01 tôm  giá cả xuống thấp có thể gây thiệt hại cho nông dân 100-200 triệu đồng, khiến cho nông dân dè dặt trong thả nuôi vụ mới.

Giải pháp hữu hiệu quản lý ổn định giá thức ăn nuôi tôm thì cần xem xét hỗ trợ giảm tiền điện cho người nuôi  khoảng 30%, áp dụng từ tháng 7-2021 đến tháng 6-2022. Đây là cách bù đắp khó khăn cho ngành sản xuất - bà Quách Thị Thanh Bình, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng kiến nghị.

Nguyễn Linh – Trường Ca

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận