Quân sự

5 quốc gia mua máy bay chiến đấu của Trung Quốc

Thắng Nguyễn 28/07/2024 12:06

Khi Nga mất dần vị thế xuất khẩu chiến đấu cơ, nhiều quốc gia có thể hướng tới những máy bay của Trung Quốc.

Hầu hết máy bay chiến đấu mà Trung Quốc sản xuất cho tới gần đây vẫn là bản sao được cấp phép hoặc phái sinh từ máy bay của Nga/Liên Xô. Trong tương lai, Trung Quốc có thể bắt đầu xuất khẩu nhiều chiến đấu cơ hiện đại hơn sang các quốc gia như UAE.

Theo Simple Flying, dưới đây là một số quốc gia đã mua máy bay chiến đấu của Trung Quốc.

1. Pakistan

Số lượng: 20 máy bay J-10C và hơn 150 máy bay JF-17.

shutterstock_1439856080.jpg
Chiến đấu cơ JF-17 Thunder của Không quân Pakistan. Ảnh: Shutterstock.

Pakistan từ lâu đã là một trong những đối tác quân sự hàng đầu của Trung Quốc. Nước này là đồng minh thân cận của Trung Quốc trong khi cũng có mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ.

Lực lượng không quân Pakistan có đủ các máy bay phương Tây như F-16, C-130 Hercules, Mirage, Saab AWACS đến máy bay Trung Quốc như J-10C Vigorous Dragon và Ilyushin Il-78 của Nga.

Đáng chú ý nhất là JF-17 Thunder, một máy bay chiến đấu đa năng ra đời từ sự hợp tác Trung Quốc-Pakistan.

Tuy nhiên, Thunder bị nghi ngờ về khả năng chiến đấu vì tỷ lệ rơi cao. Hầu hết quá trình sản xuất JF-17 được thực hiện tại Trung Quốc.

2. Bangladesh

Số lượng: 36 chiếc Chengdu J-7.

chengdu-j-7.jpg
Máy bay Chengdu J-7 của Không quân Bangladesh. Ảnh: Shadman Samee.

Bangladesh, quốc gia có ngân sách hạn hẹp, cũng đã mua máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Những chiếc MiG-21 từ thời Liên Xô được Trung Quốc chế tạo với tên gọi Chengdu J-7. Chiếc J-7 cuối cùng được sản xuất cho Không quân Bangladesh vào năm 2013.

Ngoài 36 phi cơ Chengdu J-7, Bangladesh đã mua một số máy bay huấn luyện phản lực Hongdu JL-8 từ Trung Quốc. Bangladesh hiện có khoảng 8 chiếc MiG-29 Fulcrum cũ của Nga đang hoạt động và là máy bay chiến đấu có năng lực cao nhất của nước này.

3. Zambia

Số lượng: khoảng 6 chiếc Hongdu JL-10 và 10 chiếc Shenyang J-6.

zambian_air_force_hongdu_k-8_at_aad_2000.jpg
Đội bay Hongdu của Không quân Zambia. Ảnh: Bob Adam.

Toàn bộ máy bay chiến đấu của Không quân Zambia, quốc gia ở Nam Phi, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cụ thể là Hongdu JL-10 và Shenyang J-6.

Shenyang J-6 là bản sao được cấp phép sản xuất của MiG-19 thời Liên Xô, bay lần đầu tiên vào năm 1952.

Hầu hết số máy bay J-6 đã được cho nghỉ hưu trên toàn thế giới nhưng một số lực lượng không quân như Zambia, Sudan và CHDCND Triều Tiên vẫn đang sử dụng chúng.

Hongdu JL-10 là máy bay chiến đấu hạng nhẹ hiện đại hơn, hoạt động từ năm 2013.

4. Sudan

Số lượng: khoảng 20 chiếc Q-5, 8 chiếc J-6, 20 chiếc J-7.

shenyang_j-6_-cropped.jpg
Sudan là một trong số ít quốc gia vận hành chiến đấu cơ Shenyang J-6. Ảnh: Alert5.

Xung đột quân sự tại Sudan đã phá hủy nhiều máy bay quân sự của nước này. Hiện không xác định số lượng máy bay còn hoạt động.

Sudan từ lâu đã có mối quan hệ không tốt với phương Tây, vì vậy hầu hết máy bay của không quân đều đến từ Trung Quốc hoặc Liên Xô.

Không quân Sudan vận hành máy bay chiến đấu có nguồn gốc từ Trung Quốc, bao gồm Nanchang Q-5 (máy bay cường kích dựa trên Shenyang J-6), Shenyang J-6 và Chengdu J-7.

Một số máy bay nguồn gốc từ Liên Xô gồm Su-24, Su-25, MiG-21, MiG-23 và MiG-29 đang được nước này xử dụng.

5. CHDCND Triều Tiên

Số lượng: khoảng 100 chiếc Shenyang J-6, Chengdu J-7 và Shenyang F-5.

article_5f5a05e022a808_36633067.jpeg
Không quân Triều Tiên vẫn đang vận hành những máy thế hệ cũ. Ảnh: Military.

CHDCND Triều Tiên vẫn sử dụng những mẫu chiến đấu cơ lâu đời có nguồn gốc từ Liên Xô và Trung Quốc.

Lực lượng Không quân nước này đang vận hành Shenyang J-6, Chengdu J-7 và Shenyang F-5 (một phiên bản phái sinh của MiG-17) của Trung Quốc với số lượng từ 97 đến 120 chiếc. Không có thông tin về tình trạng bay của những chiến đấu cơ này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
5 quốc gia mua máy bay chiến đấu của Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO