Quân sự

5 động cơ máy bay chiến đấu mang tính cách mạng

Thắng Nguyễn 22/08/2024 05:07

Máy bay chiến đấu thế hệ mới cần những động cơ phản lực mạnh mẽ hơn để có thể đạt được tốc độ siêu thanh cùng khả năng bay lượn linh hoạt trong các nhiệm vụ.

Sau đây là 5 động cơ phản lực quân sự mang tính cách mạng đang được sử dụng hiện nay. Hầu hết trong số chúng đến từ 3 nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới là General Electric (GE), Pratt & Whitney và Rolls-Royce.

1. Pratt & Whitney F119

  • Lực đẩy: 17,5 tấn
f-22-in-flight-as-viewd-from-behind.jpg
Ảnh: USAF.

F119-PW-100 là động cơ phản lực chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên được chế tạo để kết hợp với các công nghệ tàng hình và lực đẩy vector hiệu suất cao.

Đây là động cơ của F-22 Raptor, máy bay phản lực chiến đấu chiếm ưu thế trên không đáng gờm nhất thế giới.

F119 là bước tiến vượt bậc trong công nghệ động cơ phản lực chiến đấu, mang lại khả năng cơ động và khả năng sống sót chưa từng có.

Nó cung cấp lực đẩy nhiều hơn gần 22% trong khi cấu tạo gọn nhẹ hơn 40% so với thế hệ động cơ trước đó là F100.

Đây là nền tảng để phát triển động cơ Pratt & Whitney F135 của F-35 (cung cấp lực đẩy 19,5 tấn).

2. Snecma M88

  • Lực đẩy: 8 tấn
screen-shot-2023-12-07-at-3-47-03-pm.jpg
Ảnh: Dassault Aviation.

Động cơ Snecma M88 do nhà thầu quốc phòng Pháp Safran sản xuất được lắp đặt cho chiến đấu cơ Dassault Rafale. Nó nổi tiếng với hiệu suất và lực đẩy.

Safran cũng tuyên bố rằng M88 có thiết kế module hoàn chỉnh giúp bảo trì và nâng cấp dễ dàng hơn.

M88 đã giúp Dassault Rafale trở thành một máy bay chiến đấu xuất khẩu hàng đầu cạnh tranh với các đối thủ đến từ Mỹ và Nga.

Không quân của Ai Cập, Qatar, Ấn Độ, Hy Lạp, Croatia, UAE, Indonesia và nhiều nước khác đang sử dụng máy bay này.

3. Pratt & Whitney J58

  • Lực đẩy: 15 tấn
pratt_-_whitney_j58_engine-sr71-blackbird.jpg
Ảnh: Simple Flying.

SR-71 Blackbird là một trong những máy bay do thám mang tính biểu tượng nhất từng được chế tạo.

Blackbird nổi tiếng với tốc độ bay gấp 3 lần vận tốc âm thanh nhờ hai động cơ J58 mạnh mẽ. J58 được phát triển lần đầu tiên vào cuối những năm 1950.

J58 được thiết kế với một máy nén độc đáo dẫn khí đến bộ đốt sau, cho phép tăng lực đẩy ở tốc độ cao.

Động cơ có hai chế độ hoạt động để đưa máy bay từ trạng thái đứng yên trên mặt đất lên tốc độ trên Mach 3.

Động cơ này sử dụng một loại nhiên liệu đặc biệt để hoạt động ở tốc độ cao và độ cao cực đại.

4. Rolls-Royce LiftSystem

  • Lực đẩy: 10 tấn (20,95 tấn khi kết hợp động cơ F135)
sf_vmfat-502-f-35b-in-a-hover-in-the-miramar-blue-yonder_jak.jpg
Ảnh: Simple Flying.

F-35B là máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) được thiết kế cho các tàu tấn công đổ bộ của Mỹ cũng như các tàu sân bay nhỏ của các quốc gia trên thế giới.

Biến thể này được trang bị cấu trúc Rolls-Royce LiftSystem kết hợp với động cơ F135 cho phép máy bay cất hạ cánh thẳng đứng.

Rolls-Royce LiftSystem là công nghệ STOVL duy nhất trên thế giới dành cho máy bay phản lực siêu thanh đang được sản xuất hiện nay.

Ngày nay, hải quân Hoàng gia và không quân Hoàng gia Anh cùng vận hành F-35B. Đây cũng là đội bay xương sống của thủy quân lục chiến Mỹ và đang được Nhật Bản, Italy mua sắm.

5. General Electric XA100

  • Lực đẩy: 22,5 tấn
ngad-render-shutterstock_1990526810.jpg
Ảnh: Shutterstock.

GE đang phát triển thế hệ động cơ phản lực chiến đấu tiếp theo cho máy bay chiến đấu F-35 và chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của không quân Mỹ (NGAD).

GE XA100 là một động cơ chu kỳ thích ứng. Nó được kỳ vọng tăng thêm phạm vi hoạt động của máy bay thêm 30% và tăng tốc độ hơn 20% so với những động cơ thế hệ trước.

Nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới tuyên bố XA100 mạnh mẽ và hiệu quả hơn nhiều so với các động cơ phản lực cánh quạt có hệ số đường vòng thấp hiện có.

Theo Simple Flying
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
5 động cơ máy bay chiến đấu mang tính cách mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO